Hà Nội

Điều trị và hạn chế hội chứng 'khuỷu tay quần vợt'

31-01-2023 08:07 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Hội chứng khuỷu tay quần vợt (hay còn gọi là viêm mỏm trên lồi cầu ngoài) là chứng đau khuỷu gặp ở các cơ và các gân duỗi cổ tay bị chấn thương tại điểm bám mỏm trên lồi cầu ngoài đầu dưới xương cánh tay.

Nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu

Gọi là hội chứng khuỷu tay quần vợt vì có đến khoảng 1/3 tổng số người bị chứng đau này của khuỷu khi chơi quần vợt. Đây là một chấn thương bệnh lý tại gân liên quan đến các cơ duỗi của cẳng tay, bám trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.

Các động tác như nhau lặp đi lặp lại đòi hỏi sự cầm nắm liên tục kéo dài của cổ tay. Ngoài ra những người chơi cầu lông, chơi golf, cắt tỉa cây, thợ hồ, vẽ tranh, làm việc lâu dài trên máy vi tính… cũng đều có mức hội chứng khuỷu tay quần vợt.

Gọi là hội chứng khủyu tay quần vợt vì có đến khoảng 1/3 tổng số người bị chứng đau này của khuỷu khi chơi quần vợt.

Gọi là hội chứng khuỷu tay quần vợt vì có đến khoảng 1/3 tổng số người bị chứng đau này của khuỷu khi chơi quần vợt.

Khi mắc chứng này, chúng ta thấy:

  • Cảm giác nhạy cảm đau ở vị trí mặt ngoài khuỷu tay, thường đau tăng lên từ từ.
  • Đau khuỷu tay tăng lên khi cầm nắm một vật gì đó, khi bắt tay, khi bóp các đồ vật, hay khi dùng sức để giữ yên hay vận động cổ tay.
  • Cứng khớp khuỷu vào buổi sáng.
  • Đau nhức các cơ ở cẳng tay.

Các triệu chứng như trên kéo dài trung bình từ 2 tuần đến 2 năm. Tuy nhiên, có tới 89% bệnh nhân hồi phục trong vòng 1 năm mà không cần điều trị gì ngoại trừ có thể tránh các vận động kích thích gây khởi phát đau đớn, thường là do các chấn thương trong thể thao.

Điều trị và giải pháp

Hội chứng này ít khi dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như thành tích đối với các vận động viên chuyên nghiệp.

Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến sự suy giảm hay thậm chí mất chức năng của khuỷu. Vì thế cần được điều trị ở các giai đoạn sớm, bạn cần:

- Hạn chế vận động, thậm chí cần phải nghỉ để không lặp lại các động tác dẫn đến chấn thương, nếu được thì nghỉ cho đến khi hết đau.

- Chườm đá nhiều lần trong ngày, mỗi lần 7-9 phút cách nhau 1 giờ.

- Dùng nẹp hay băng chun giãn, đặt ngay tại dưới khớp khuỷu. Tuy nhiên chỉ sử dụng trong thời kỳ đầu, cố gắng để không bị phụ thuộc, vì nó ngăn cản hoạt động bình thường của khớp khuỷu đưa đến teo và yếu các cơ.

- Thay đổi các vận động và vận động xương khớp. Nên tập khớp càng nhiều càng tốt để tăng tưới máu và khôi phục lại vận động bình thường. Các bài tập giúp cải thiện các mô quanh khớp và giảm nguy cơ bị chấn thương lại. Các bài tập thông thường nhất là: xoay cổ tay, bóp bóng cao su, gấp duỗi cổ tay.

- Phẫu thuật nếu bị đứt hoàn toàn một trong các gân quanh khớp cần phải phẫu thuật.

- Uống thuốc giảm đau, chống viêm và chống phù nề nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Nếu các triệu chứng có liên quan đến kỹ thuật chơi quần vợt hay các môn thể thao, công việc, người bệnh cần được hướng dẫn lại kỹ thuật cầm vợt đúng cách hay điều chỉnh thao tác làm việc cho phù hợp.

- Thực hiện đúng kỹ thuật khớp cổ tay và khớp khuỷu, tránh các chuyển động cổ tay lặp đi lặp lại.

Nhìn chung, bệnh nhân bị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay có cơ hội cải thiện và phục hồi với các bước điều trị cơ bản như trên. Người bệnh hết đau và trở về sinh hoạt bình thường, không hạn chế nếu đã được điều chỉnh hợp lý. Việc điều trị chủ yếu là hạn chế cử động nhằm tránh các tổn thương lên khớp, trước khi đòi hỏi đến thuốc giảm đau hay các kỹ thuật cao hơn.

Xem thêm video được quan tâm

Một số lưu ý để phòng tránh ngộ độc thực phẩm


BS. Lê Hải Trung
Ý kiến của bạn