Điều trị ung thư dạ dày: Không nên coi thường các triệu chứng

13-10-2022 15:27 | Y học 360
google news

Ung thư dạ dày là căn bệnh phát triển chậm qua nhiều năm. Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn nặng nên khó để phát hiện sớm. Ở Việt Nam, ung thư dạ dày là loại bệnh ung thư phổ biến thứ 4 chỉ sau ung thư gan, ung thư phổi và ung thư vú.

Ung thư dạ dày – Căn bệnh phổ biến

Theo bác sỹ Foo Kian Fong, chuyên gia tư vấn cấp cao, bác sĩ ung thư nội khoa tại Trung tâm Ung thư Parkway Singapore (PCC), có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị ung thư dạ dày, hằng năm bệnh ung thư dạ dày đã cướp đi sinh mạng của gần 700.000 người trên khắp thế giới.

Tại Singapore, ung thư dạ dày là bệnh ung thư phổ biến thứ bảy ở nam giới Singapore và là bệnh ung thư phổ biến thứ chín ở phụ nữ Singapore. Ở Việt Nam, ung thư dạ dày là loại bệnh ung thư phổ biến thứ 4 chỉ sau ung thư gan, ung thư phổi và ung thư vú. Các triệu chứng bệnh không biểu hiện rõ cho đến các giai đoạn sau, khiến căn bệnh này trở thành "kẻ giết người thầm lặng".

Ung thư dạ dày cũng thường được phát hiện muộn vì các triệu chứng chung của bệnh thường liên quan đến các bệnh thông thường như trào ngược axit hoặc viêm dạ dày. Do đó, người bệnh thường không nghĩ đến ung thư dạ dày.

Điều trị ung thư dạ dày: Không nên coi thường các triệu chứng - Ảnh 1.

Bác sỹ Foo Kian Fong, chuyên gia tư vấn cấp cao, bác sĩ ung thư nội khoa tại Trung tâm Ung thư Parkway Singapore (PCC).

Các loại ung thư dạ dày và triệu chứng

Dạ dày là một cơ quan trong đường tiêu hóa tiết ra axit và enzym pepsin để tiêu hóa thức ăn. Nó bao gồm năm phần: tâm vị, đáy, thân, hang vị và môn vị. Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào trong niêm mạc dạ dày phát triển ngoài tầm kiểm soát.

Có nhiều loại ung thư dạ dày khác nhau, bao gồm ung thư hạch bạch huyết, ung thư biểu mô nội tiết thần kinh và các khối u mô đệm đường tiêu hóa. Loại ung thư dạ dày phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến, chiếm 90–95% các trường hợp ung thư dạ dày.

Các nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày gồm có: giới tính nam, người cao tuổi, sắc tộc (Đông Á, Đông Âu, chủng tộc chủng tộc da trắng không phải người Tây Ban Nha), nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori (HP), thừa cân và béo phì, chế độ ăn nhiều muối và thực phẩm chế biến sẵn, uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc, từng phẫu thuật dạ dày, thiếu máu ác tính, các yếu tố khác (tình trạng hiếm có về gen, nhiễm virus, một số polyp dạ dày… )

Tùy thuộc vào vị trí ung thư xuất hiện trong dạ dày mà bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng phổ biến của ung thư dạ dày bao gồm: đau và chướng bụng, nôn mửa kéo dài, khó nuốt, sút cân và chán ăn, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen.

Chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày cần được tiến hành một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm bao gồm nội soi dạ dày (nơi một "kính hiển vi" được đưa qua dạ dày để kiểm tra lớp niêm mạc bên trong của dạ dày) và nghiên cứu bari (một quy trình chụp X-quang để kiểm tra đường tiêu hóa). Sau khi xác định chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được chụp CT hoặc PET, cũng như nội soi ổ bụng (nơi một ống soi được đưa qua dạ dày để kiểm tra lớp niêm mạc bên ngoài của dạ dày) để xác định giai đoạn của bệnh.

Điều trị ung thư dạ dày: Không nên coi thường các triệu chứng - Ảnh 2.

Vị trí và giai đoạn của ung thư quyết định phương pháp điều trị thích hợp cần thiết để điều trị bệnh. Bác sỹ Foo Kian Fong của Trung tâm Ung thư Parkway Singapore cho biết, may mắn thay, ung thư dạ dày có khả năng điều trị cao bằng phẫu thuật ở giai đoạn đầu, khi ung thư khu trú và chưa di căn. Ở giai đoạn giữa, khi ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết xung quanh, phẫu thuật kết hợp hóa trị bổ trợ được khuyên cho bệnh nhân. Ở giai đoạn nặng, khi ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa và không thể chữa khỏi, hóa trị, liệu pháp miễn dịch và đôi khi là liệu pháp đích được chỉ định cho bệnh nhân.

Cũng như các bệnh mãn tính khác, chúng ta nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Có một vài bước đơn giản bạn có thể thực hiện để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Duy trì cân nặng lý tưởng và tập thể dục thường xuyên, đồng thời duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả, có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính trong đó có ung thư dạ dày. Giảm uống rượu và bỏ hút thuốc cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, uống trà xanh có thể giúp ngăn ngừa bệnh nhờ các polyphenol có trong trà.

Đối với những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori (HP) trong dạ dày, sử dụng kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư. Bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và nâng cao nhận thức về nguy cơ và triệu chứng của ung thư dạ dày, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này. Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bạn có thể cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên bao gồm xét nghiệm máu và nội soi dạ dày để giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, từ đó có cơ hội chữa khỏi cao hơn.

Bác sĩ Foo Kian Fong của Trung tâm Ung thư Parkway Singapore đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân không nên coi thường các triệu chứng bất thường, hãy đến thăm khám bác sỹ ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên và nghi ngờ mình bị ung thư dạ dày.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ:

VPĐD y tế Parkway Hospitals Singapore tại Hà Nội

Tầng 5, số 110 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: info@parkway.com.vn / FB Page: https://www.facebook.com/MountElizabethVietnamOffice


PV
Ý kiến của bạn