Hà Nội

Điều trị ung thư bàng quang

18-06-2024 11:42 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Ung thư bàng quang gây đau đớn, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị sớm, đúng phác đồ có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

5 bài tập tốt cho người ung thư bàng quang5 bài tập tốt cho người ung thư bàng quang

SKĐS - Các bài tập rèn luyện thể chất rất tốt cho người ung thư bàng quang, tuy nhiên người bệnh cần được bác sĩ tư vấn bài tập, phương pháp tập phù hợp với thể trạng của mình.

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư bàng quang. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị.

1. Phẫu thuật trị ung thư bàng quang

Tác dụng: Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến. Có thể lựa chọn:

- Phẫu thuật loại bỏ khối u ở bàng quang qua đường niệu đạo: Áp dụng trên bệnh nhân có khối u chưa xâm lấn đến cơ bàng quang.

- Việc cắt bỏ bàng quang được thực hiện khi ung thư lan ra ngoài bàng quang hoặc có một số khối u ở giai đoạn đầu khắp bàng quang.

- Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn bàng quang: Áp dụng với bệnh nhân bị ung thư đã xâm lấn đến các lớp sâu hơn của thành bàng quang. Nhiều trường hợp cần thiết, có thể còn cắt thêm các cơ quan và mô lân cận.

- Phẫu thuật cắt bỏ một phần bàng quang: Thực hiện cho những bệnh nhân có khối u có độ ác tính thấp nhưng đã xâm lấn ở một khu vực của bàng quang.

Có thể hỗ trợ bằng hóa trị hoặc xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Tác dụng phụ: Bệnh nhân thường bị đau, có thể có đái máu, đái khó, đái buốt sau vài ngày điều trị.

Điều trị ung thư bàng quang- Ảnh 2.

Nếu không được điều trị sớm, đúng phác đồ, ung thư bàng quang có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

2. Hóa trị

Tác dụng: Phương pháp này là dùng những thuốc để phá hủy tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn chúng phát triển và phân chia. Có thể dùng một hoặc nhiều loại thuốc. Tùy từng giai đoạn bệnh mà có thể lựa chọn hình thức điều trị tại chỗ hay toàn thân.

Có thể sử dụng phương pháp nội soi để đưa thuốc hóa trị trực tiếp đến bàng quang thông qua một ống đưa vào niệu đạo. Liệu pháp nội soi nhắm vào ung thư mà không làm tổn hại đến mô khỏe mạnh.

Một số thuốc thường dùng: Cisplatin, carboplatin, gemcitabine.

Tác dụng phụ: Kích thích bàng quang, phát ban và ngứa da, nhiễm trùng, dị ứng, mệt mỏi buồn nôn, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa…

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư bàng quang. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị.

3. Liệu pháp miễn dịch

Tác dụng: Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị sử dụng hệ thống miễn dịch để tấn công các tế bào ung thư.

Có nhiều loại liệu pháp miễn dịch khác nhau: BCG (bacillus Calmette-Guérin), liệu pháp ức chế PD-1 và PD-L..

Tác dụng phụ: Bao gồm phát ban, huyết áp thấp, sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, nôn, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, phát ban, và rụng tóc.

4. Xạ trị

Tác dụng: Xạ trị điều trị ung thư bàng quang bằng năng lượng cao của tia X hoặc hạt phóng xạ. Phương pháp điều trị này là một giải pháp thay thế cho phẫu thuật cắt bỏ bàng quang. Có thể kết hợp xạ trị với phẫu thuật cắt khối u bàng quang qua niệu đạo và hóa trị.

Tác dụng phụ: Xạ trị có thể làm da vùng chiếu xạ bị đen hoặc như bị cháy nắng vĩnh viễn. Có thể bị rụng lông ở vùng được chiếu xạ, da có thể trở nên đỏ, khô, nhạy cảm và ngứa.

5. Lưu ý khi điều trị ung thư bàng quang

Để đảm bảo hiệu quả của việc điều trị, người bệnh cần lưu ý:

- Nên uống nhiều nước.

- Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng.

- Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn đa dạng thức ăn, nên ăn đồ ăn mềm (sữa, nước ép trái cây…), chia nhỏ thành nhiều bữa.

- Tránh các loại thức ăn kích thích như: Bia, rượu, thuốc lá. Hạn chế ăn các loại thức ăn chế biến từ thịt đỏ.

- Có thể tập luyện nhẹ nhàng.

- Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

- Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Khi có triệu chứng bất thường (sốt, tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu…) cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Các yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang.


DS. Hoàng Vân
Ý kiến của bạn