Mục tiêu trong điều trị thoái hóa khớp
Điều trị bảo tồn khớp, tránh tiến triển hay biến chứng cần duy trì các mục tiêu:
- An toàn và không tái phát (không xuất hiện triệu chứng đau, khó chịu). Cải thiện triệu chứng cho những bệnh nhân (thoái hóa giai đoạn 4) không có chỉ định thay khớp hoặc chưa đồng ý thay khớp.
- Tăng cường khả năng vận động, giảm tàn phế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Cần phối hợp điều trị nhiều phương pháp (vật lý trị liệu, nội khoa, ngoại khoa) đúng và kịp thời.
- Cần tối ưu hóa các biện pháp điều trị. Để kiểm soát tốt thoái hóa khớp cần xây dựng kế hoạch điều trị dài hạn. Điều trị cá thể hóa là phương pháp tối ưu mang lại hiệu quả cho từng bệnh nhân.
Lời khuyên từ BS CKII trong điều trị thoái hóa khớp mới nhất hiện nay
Theo BS CKII Nguyễn Thị Lan – nguyên Trưởng khoa Cơ Xương Khớp BV Hữu Nghị - bác sĩ cơ xương khớp tại Phòng khám Vietlife, cho biết: Trước đây trong điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp kinh điển sẽ sử dụng thuốc giảm đau đầu tiên nhưng hiện nay việc điều trị thoái hóa khớp khác hơn. Khuyến cáo điều trị thoái hóa khớp của Hiệp hội châu Âu về các khía cạnh lâm sàng và kinh tế của loãng xương và thoái hoá khớp (ESCEO) năm 2019, quá trình điều trị thoái hóa khớp gối, bao gồm 4 bước:
- Bước 1: Nên sử dụng thuốc SYSADOA (các thuốc tác dụng chậm nhưng khuyến cáo dùng sớm và lâu dài sẽ hiệu quả và an toàn) ví dụ: Diacerein, Glucosamin (Viartril, Inflapain dạng viên nang)... có thể kết hợp với Paracetamol để giảm đau. Đây là nhóm thuốc điều trị nền cho thoái hóa khớp.
Sau 1 thời gian điều trị từ 1-3 tháng nếu điều trị vẫn còn triệu chứng xuất hiện những cơn đau, cơn viêm, tổn thương, bổ sung Nsaid tại chỗ như Voltaren hay Inflapain dạng gel bôi bên ngoài. Đây là những dạng thuốc thoa tại chỗ.
- Bước 2: Trong đợt cấp sẽ cho người bệnh dùng chống viêm giảm đau Nsaid. Tuy nhiên tùy từng bệnh nhân, điều trị theo nhóm tiêu chí là an toàn cho người bệnh. Nếu tiêm nội khớp (Hyaluronic acid, PRP, tế bào gốc) nên tôn trọng chỉ định tiêm và cũng lựa chọn tùy từng bệnh nhân để điều trị hợp lý.
- Bước 3: Dùng thuốc kết hợp: Dùng nhiều nhóm thuốc để kết hợp điều trị.
- Bước 4: Điều trị ngoại khoa: Điều trị nội soi để dọn sạch các sụn khớp hoặc thay khớp gối.
Hiện nay, thoái hóa khớp gối thường gặp ở người trên 40 tuổi tuy nhiên đối tượng người trẻ vẫn mắc phải. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối có thể do nghề nghiệp, do chấn thương khi vận động, luyện tập hay làm việc…
Vì thế, người bệnh khi phát hiện các triệu chứng: đau nhẹ, đầu gối có hiện tượng lục khục, lạo xạo khi đi hoặc lên cầu thang khó khăn... cần chủ động khám và điều trị. Người bệnh không nên để đến khi xuất hiện các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau mới đi khám, vì khi xuất hiện các triệu chứng này, bệnh lý thoái hóa khớp gối đã tiến triển nặng, mất rất nhiều thời gian trong điều trị.
Chăm sóc sức khỏe xương khớp: Người bệnh cần tự chủ động
Mong muốn giúp người bệnh có thể tự chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe xương khớp, Phòng khám đa khoa Vietlife đã triển khai chương trình "Chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân thoái hóa khớp" – Thông qua Thẻ VIETLIFE MEMBERSHIP CƠ XƯƠNG KHỚP.
Với việc sở hữu Thẻ Vietlife Membership Cơ Xương Khớp, người bệnh có thể tự đặt lịch với bác sĩ, được ưu tiên sử dụng sớm các dịch vụ tại phòng khám, mà không phải chờ đợi. Người bệnh muốn được hướng dẫn chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 024 7307 8999/ 028 3868.0909 hoặc truy cập Website: https://vietlifeclinic.com/
Lợi ích khách hàng khi sử dụng thẻ theo dõi, chăm sóc điều trị
- Nhận ưu đãi khám, điều trị bệnh trong 1 năm, tiết kiệm chi phí khi điều trị.
- Khách hàng sẽ được tư vấn đầy đủ lộ trình điều trị và theo dõi lâu dài nhằm tạo thói quen chăm sóc sức khỏe, thay đổi lối sống để thích nghi với bệnh thoái hóa khớp.
- Theo dõi và quản lý từng giai đoạn của bệnh giúp hạn chế quá trình tiến triển của thoái hóa khớp, phát hiện sớm và phòng ngừa biến chứng.
Chủ động phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn ngay từ lúc xương khớp mới "xuống cấp" đó chính là cách "nâng cấp" sức khỏe bản thân tối ưu nhất. Hãy nhớ lắng nghe cơ thể, tác động kịp thời và chăm sóc thường xuyên sẽ tốt hơn là xử lý sau những cơn đau kéo dài.