Nguyên nhân tái phát sau khi điều trị giãn tĩnh mạch
Trị giãn tĩnh mạch bằng bắn laser xung dài (laser thẩm mỹ):
Theo bác sĩ Phan Duy Kiên, hiện đang công tác tại khoa Phẫu thuật mạch máu - Bệnh viện Chợ Rẫy, laser xung dài chỉ phù hợp để điều trị giãn tĩnh mạch nông độ 1, dạng mạng nhện hay còn gọi là mao mạch (đường kính nhỏ hơn 1mm).
Đối với giãn tĩnh mạch từ độ 2 trở lên, phương pháp này không thể điều trị vì không tác động được vào hệ thống tĩnh mạch sâu bên trong, đa số do suy tĩnh mạch hiển - cách da từ 1-2cm. Với bước sóng 1064nm, laser xung dài chỉ tác động lên các mạch máu nằm ngay gần bề mặt da - cách da từ 3-4mm.
Bệnh nhân thường lầm tưởng các gân xanh đỏ biến mất đồng nghĩa với việc đã hết bị suy giãn tĩnh mạch. Nhưng thực tế đó chỉ là biểu hiện bề mặt. Một số trường hợp giãn tĩnh mạch là do suy cấu trúc tĩnh mạch nằm sâu dưới da (tĩnh mạch hiển, tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch sâu). Nếu quy trình chẩn đoán thiếu sót thì siêu âm sẽ không phát hiện ra. Dẫn đến chỉ dùng laser xung dài điều trị phần ngọn, bỏ qua nguyên nhân gốc rễ khiến giãn tĩnh mạch rất dễ tái phát.
Trị giãn tĩnh mạch bằng tiêm xơ
Tiêm xơ là phương pháp tiêm dung dịch gây xơ trực tiếp vào lòng tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch đóng lại và cuối cùng mờ dần. Theo bác sĩ Phan Duy Kiên, cũng như laser xung dài, tiêm xơ chỉ nên điều trị suy giãn tĩnh mạch nông mức độ C1, đặc biệt khuyên dùng đối với trường hợp giãn tĩnh mạch dạng lưới hơn là tĩnh mạch nhện (mao mạch).
Bác sĩ Phan Duy Kiên cho biết, do đường kính lý tưởng để tiêm xơ là từ 1-3mm (tĩnh mạch dạng lưới). Đối với mạch máu quá nhỏ như tĩnh mạch nhện, nếu cố gắng tiêm có thể dẫn đến hiện tượng thoát thuốc, dung dịch xơ hoá tràn ra ngoài mạch máu dẫn đến hoại tử da và mô dưới da. Vì vậy việc tiêm xơ tĩnh mạch đòi hỏi người làm phải được đào tạo chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm để hạn chế biến chứng xảy ra.
Ở giãn tĩnh mạch nông độ 2, thường có nguyên nhân từ suy thân tĩnh mạch hiển với đường kính khá lớn, trên 5mm hoặc có thể lớn hơn 10mm. Với kích thước này khi tiêm xơ sẽ khó lấp hết thuốc vào lòng tĩnh mạch, làm giảm hiệu quả xơ hoá, lòng tĩnh mạch không được đóng kín, khiến nguy cơ tái phát cao.
Đặc biệt lưu ý khi bị bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu, tiêm xơ chống chỉ định điều trị vì có thể dẫn đến tử vong. Vậy nên, việc chẩn đoán mạch máu chuyên sâu là vô cùng quan trọng, giúp phát hiện đúng nguyên nhân và các nguy cơ tiềm ẩn, hạn chế tối đa các biến chứng và rủi ro khi điều trị.
Phương pháp thay thế tiêm xơ và laser bề mặt trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Dual Cool Laser - Không còn nỗi lo "bỏng nhiệt"
Khi bắn laser xung dài ít nhiều đều dễ dẫn tới hiện tượng "bỏng nhiệt", khiến da tấy đỏ, phồng rộp hoặc thay đổi sắc tố da. Dual Cool Laser với quy trình làm lạnh kép, kết hợp điều chỉnh chính xác cường độ laser bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu giúp bảo vệ tối ưu làn da khỏi tác dụng nhiệt và mang lại nhiều lợi ích:
- Không xâm lấn: Laser điều trị tổn thương mạch máu ngay trên bề mặt da mà không cần can thiệp nội mạch hay tiêm xơ.
- Săn da, giảm nám, mờ thâm: Laser giúp giảm tổn thương sắc tố, kích thích sản sinh collagen, cải thiện độ đàn hồi của da.
- Tối ưu điều trị giãn mao mạch, tĩnh mạch nhện: Cảm nhận kết quả ngay, liệu trình chỉ 15 phút, không cần nghỉ dưỡng.
- Giảm thiểu tối đa tác dụng phụ, kết quả thấy ngay: Quy trình thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu giúp gia tăng hiệu quả và an toàn.
Phương pháp Sclaser - điều trị đồng thời tĩnh mạch lưới và mạng nhện
Kết hợp ưu điểm của laser xung dài và tiêm xơ, phương pháp Sclaser tăng hiệu quả điều trị tổn thương lan toả, đặc biệt khi bị đồng thời giãn tĩnh mạch lưới và nhện. Nghiên cứu của tạp chí tĩnh mạch Hoa Kỳ cho thấy Sclaser mang lại hiệu quả vượt trội, giúp loại bỏ tổn thương mạch máu, giảm thiểu khả năng tái phát cũng như các tác dụng phụ không mong muốn so với tiêm xơ đơn thuần.
Ngoài ra, Sclaser còn đem lại những lợi ích sau:
- Không còn hiện tượng thoát thuốc khi thực hiện tiêm xơ vào tĩnh mạch nhỏ.
- Điều trị đồng thời tĩnh mạch lưới và mạng nhện, trong khi tiêm xơ chỉ khuyến nghị với tĩnh mạch lưới.
- Giảm thiểu hiện tượng refill: Tĩnh mạch tái hiện, tỷ lệ xảy ra đến 40% ở tiêm xơ đơn thuần.
- Cải thiện tức thì sau điều trị, liệu trình nhanh chóng không cần nghỉ dưỡng.
Sclaser và Dual Cool Laser là phương pháp mới ở Việt Nam, cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu có kinh nghiệm, tránh trường hợp phương pháp cũ đội lốt mới hoặc điều trị không chính xác gây biến chứng.
Tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Việc tái phát sau khi điều trị giãn tĩnh mạch nguyên nhân phần lớn đến từ quá trình chẩn đoán thiếu sót, không phát hiện dòng trào ngược bệnh lý và thường bỏ quên tình trạng suy cấu trúc hệ thống tĩnh mạch ở phần sâu dưới da, dẫn đến không thể điều trị tận gốc bệnh.
Đơn cử như siêu âm Doppler đa số đang được thực hiện ở tư thế nằm. Trong khi thực tế Doppler cần được thực hiện cả ở tư thế đứng và nằm mới đánh giá được chính xác huyết động hệ tĩnh mạch chi dưới. Bên cạnh đó, việc lập bản đồ tĩnh mạch cá nhân cũng rất cần thiết để đánh giá đúng vị trí và mức độ suy giãn tĩnh mạch, giúp bác sĩ lên phác đồ điều trị chuẩn xác và lưu trữ hồ sơ bệnh án để tiếp tục theo dõi tình trạng bệnh.
Vì vậy bệnh nhân cần lưu ý tìm đến các trung tâm uy tín, thăm khám điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu giàu kinh nghiệm.
"Vớ tĩnh mạch" - Phương pháp tự điều trị giãn tĩnh mạch tại nhà hiệu quả đang bị bỏ quên
Vớ tĩnh mạch (vớ y tế hoặc vớ áp lực) là giải pháp nền tảng trong điều trị giãn tĩnh mạch, giúp cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa bệnh tiến triển và tái phát. Việc sử dụng vớ tĩnh mạch đúng cách còn giúp giảm triệu chứng đau mỏi, nặng chân. Tuy nhiên, nhiều trường hợp giãn tĩnh mạch tái phát không chỉ do chẩn đoán và điều trị chưa phù hợp mà còn do người bệnh không tuân thủ việc mang vớ tĩnh mạch theo đúng chỉ định.
Dưới đây là hướng dẫn của bác sĩ Kiên để việc mang vớ tĩnh mạch trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn:
- Chọn vớ đúng kích cỡ: Bệnh nhân nên được đo đạc và tư vấn bởi bác sĩ mạch máu.
- Khuyên dùng vớ gối (đặc biệt vớ gối áp lực 1 trong giai đoạn phòng ngừa): Mang lại cảm giác thoải mái, không có hạt silicon dễ làm kích ứng da. Ngoài ra còn giúp giảm bớt cảm giác nóng ran hơn hẳn so với vớ đùi.
- Vớ cao cấp dễ mang hơn: Dòng vớ cao cấp ấm và mịn hơn, giúp việc mang vớ mỗi ngày trở nên dễ chịu. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ khi mang vớ cao cấp cũng cao hơn hẳn so với vớ tiêu chuẩn.
- Thường xuyên vận động: Đi bộ, đạp xe, bơi lội rất tốt cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch.
- Ăn uống lành mạnh: Bổ sung rau xanh, trái cây vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Dù có áp dụng phương pháp điều trị nào thì việc chẩn đoán đúng nguyên nhân, bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ vẫn đóng vai trò quan trọng giúp việc điều trị giãn tĩnh mạch được triệt để và ngăn ngừa tái phát.
Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Duy Kiên có nhiều năm công tác tại khoa Phẫu thuật mạch máu Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện Bác sĩ Phan Duy Kiên là thành viên Hiệp hội tĩnh mạch Hoa Kỳ (AVF) Hội nghị Mạch máu Châu Âu (ESVS), Hội nghị vết thương Châu Âu (EWMA), Thành viên Hiệp hội Global – CLI và Hội bệnh lý Mạch máu Việt Nam. Đồng thời là cố vấn cho Dr.Vein - điều trị chuyên sâu bệnh lý tĩnh mạch. Từng tu nghiệp tại Mỹ, Singapore, Úc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha… Tác giả và đồng tác giả nhiều nghiên cứu về lĩnh vực mạch máu và vết thương. Tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy và viết sách chăm sóc và điều trị vết thương.
PV