Điều trị gãy xương và tái gãy xương do loãng xương

30-03-2010 14:17 | Bệnh thường gặp
google news

Không tuân thủ phác đồ điều trị là một trong những lý do thường thấy dẫn đến thất bại trong điều trị bệnh loãng xương. Tại sao bệnh nhân thường không tuân thủ phác đồ điều trị và làm thế nào và tái gãy xương do loãng xương có hiệu quả hơn?

Không tuân thủ phác đồ điều trị là một trong những lý do thường thấy dẫn đến thất bại trong điều trị bệnh loãng xương. Tại sao bệnh nhân thường không tuân thủ phác đồ điều trị và làm thế nào và tái gãy xương do loãng xương có hiệu quả hơn?

Những biến cố không kiểm soát!

Vài tháng trước, cứ thay đổi thời tiết là bác Trần Thị Minh, 63 tuổi ở số 2 ngõ 40 Phan Đình Giót Hà Nội lại thấy nóng âm ỉ trong xương, đau mỏi trong các khớp, cột sống, đau cơ, co cứng cơ… Đi đo mật độ xương tại khoa Cơ Xương khớp BV. Bạch Mai, bác được chẩn đoán là LX và được chỉ định dùng thuốc ức chế hủy xương dạng viên uống tuần/lần cùng với một số thuốc khác. Bác Minh cho biết: “Từ khi phải điều trị LX, tôi thấy rất phiền phức. Về quê giỗ, tết đều phải mang thuốc. Mặc dù đã phải ghi chép, đánh dấu cẩn thận vậy mà vẫn có lúc quên. Chưa kể, mỗi lần uống thuốc phải đứng thẳng hơn nửa tiếng… Thế mà đợt kiểm tra này bác sĩ cho biết, mật độ xương của tôi vẫn ở tình trạng báo động”.

 Biến chứng gãy cổ xương đùi do loãng xương.
PGS.BS Nguyễn Thị Ngọc Lan (Trưởng khoa Cơ Xương Khớp BV. Bạch Mai, Hà Nội cho biết, các loại thuốc ức chế hủy xương như Alendronat, Risedronate, Zoledronate là những thuốc điều trị LX khá hiệu quả, được sử dụng ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Song thuốc cần phải dùng kéo dài nhiều năm, thậm chí suốt đời nên việc tuân thủ điều trị khá khó khăn. Nhiều BN tưởng là đã khỏi bệnh nên ngưng thuốc (do LX thường không có triệu chứng). Những BN có tuổi thường quên uống thuốc, đến khi biến chứng gãy xương thì đã muộn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân sau điều trị, người bệnh LX chỉ có thể giảm được 50% nguy cơ bị gãy xương và tỷ lệ tái gãy xương là rất cao, gấp 2,5 lần so với người không mắc bệnh.

Phòng ngừa và điều trị bằng dịch truyền

PGS.BS Nguyễn Thị Ngọc Lan cho biết, hiện khoa Xương Khớp BV. Bạch Mai đang triển khai phương pháp điều trị mới cho BN LX và gãy xương bằng thuốc ức chế hủy xương zoledronic acid 5mg dạng tiêm truyền tĩnh mạch. Thuốc được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch bệnh nhân trong vòng ít nhất 15 phút. Bước đầu sử dụng tại khoa Cơ Xương Khớp BV. Bạch Mai cho thấy hiệu quả tốt. Dưới 10% BN gặp tác dụng phụ như: sốt, đau mình mẩy, đau xương khớp... (xuất hiện trong vòng 1-3 ngày đầu). Tuy nhiên, những BN đau cột sống do lún xẹp đốt sống (biến chứng của LX) được truyền zoledronic acid 5mg đạt hiệu quả giảm đau nhanh chóng (trong vòng 24 giờ sau truyền, BN đã thấy giảm đau rõ rệt). Điều này giúp BN phục hồi chức năng vận động, tránh các biến chứng có thể gây tử vong cho người cao tuổi như: viêm phổi chẳng hạn... Cần lưu ý các chống chỉ định của thuốc là các BN suy thận nặng (có hệ số thanh thải creatinine < 35 ml/phút). Tuy nhiên, thuốc không cần chỉnh liều ở BN suy gan hoặc người cao tuổi (trên 65 tuổi).

Khác với các thuốc ức chế hủy xương dạng uống khác, zoledronic acid 5mg đảm bảo tốt hơn sự tuân thủ điều trị của BN vì chỉ cần truyền 1 liều duy nhất mỗi năm. Bác Nguyễn Văn Khải, 54 tuổi (Bắc Giang) đã điều trị LX bằng Aclasta cho biết: “Tôi có tiền sử bệnh dạ dày. Trước đây, tôi dùng thuốc LX dạng viên nên hay bị đau bụng và cơ thể bứt rứt, khó chịu. Sau khi được bác sĩ thay đổi phác đồ điều trị, chỉ cần truyền thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch một lần mỗi năm để bảo vệ xương, tôi thấy nhẹ cả người”.

Theo GS.TS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Khớp học Việt Nam, zoledronic acid 5mg đã được y học thế giới chứng minh về hiệu quả: giảm tỷ lệ gãy xương như: gãy xương hông, gãy xương đốt sống (lún xẹp đốt sống) và gãy các xương khác; tăng mật độ chất khoáng của xương; phòng ngừa gãy xương lâm sàng mới sau gãy xương hông cả ở nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, phương pháp này cần có sự chỉ định và theo dõi sát sao của bác sĩ, BN tuyệt đối không được tự ý sử dụng. Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng LX và điều trị LX, tránh biến chứng gãy xương, BN cần duy trì các bài tập thể dục thông thường có chịu đựng sức nặng của cơ thể (đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, tennis), các bài tập tăng sức mạnh của cơ (bài tập kháng lực, nhấc vật nặng, cử tạ...) nếu không có chống chỉ định (lưu ý là bơi không có tác dụng phòng chống LX). Ngoài ra, cần đảm bảo chế độ ăn giàu canxi trong suốt cuộc đời. Các BN đã LX cần phải tránh ngã. Nếu cần thiết có thể mặc “quần đùi” bảo vệ khớp háng để tránh gãy cổ xương đùi. Khi đã có biến dạng cột sống (gù, vẹo), cần đeo thắt lưng cố định cột sống để trợ giúp cột sống. cột sống để trợ giúp cột sống.

TUYẾT VÂN


Ý kiến của bạn