Trong một thử nghiệm lâm sàng về ghép tế bào gốc, các nhà khoa học từ ĐH Tongji đã lấy tế bào gốc từ đường hô hấp của bệnh nhân để chúng phát triển lên nhiều lần trước khi ghép chúng vào phổi của bệnh nhân. Trước đây, việc ghép tế bào gốc đã được thực hiện thành công ở chuột, tái tạo cấu trúc phế quản và phế nang của con người trong phổi của loài gặm nhấm này. Khu vực xơ hóa trong phổi bị thương của chuột đã được thay thế bằng phế nang mới của con người sau khi được ghép tế bào gốc.
Phân tích khí máu động mạch cho thấy chức năng phổi của chuột đã được hồi phục đáng kể. Theo giáo sư Wei Zuo, sau bệnh tim và ung thư, các bệnh liên quan đến phổi là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trên toàn cầu. "Đối với bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính, giãn phế quản và bệnh phổi kẽ, ghép tế bào gốc phổi có thể là hy vọng lớn nhất. Các bệnh phổi mạn tính có thể bị chế ngự trong vòng năm năm".
Trong khi các nhà nghiên cứu trước đây đã xác định được các tế bào gốc người trong phổi chuột, nghiên cứu mới này, được công bố trên tạp chí Protein and Cell, tập trung vào tế bào gốc phổi ở người chứ không phải chuột.
Để kiểm tra khả năng của tế bào gốc phổi trong tái tạo mô phổi trong ống nghiệm, nhóm nghiên cứu đã ghép các tế bào gốc phổi có chứa GFP vào phổi bị tổn thương của chuột bị suy giảm chức năng miễn dịch.
Trong các thử nghiệm lâm sàng trên người, hàng chục tế bào gốc được chải từ đường hô hấp và nhân lên hàng chục triệu lần.
Sau đó chúng được cấy ghép vào phổi của bệnh nhân, nơi các tế bào gốc phát triển các phế nang mới và các cấu trúc phế quản, sửa chữa và thay thế các bộ phận bị thương.
Liệu pháp này có hiệu quả trong việc sửa chữa mô phổi sau khi được sử dụng trên sáu bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ và hai người bị giãn phế quản.
Sau khi ghép, việc hô hấp của bệnh nhân và khả năng đi bộ cũng như việc sửa chữa và thay thế tế bào gốc trên các bộ phận bị thương đã có sự cải thiện rõ rệt.
Các bệnh nhân giãn phế quản cũng báo cáo giảm các triệu chứng hô hấp như ho và hen.