Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và dự phòng lây truyền HIV cho con

18-10-2022 17:19 | Bệnh lây truyền
google news

SKĐS - Điều trị ARV càng sớm càng tốt cho phụ nữ mang thai ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV, bao gồm trong thời kỳ mang thai, khi chuyển dạ hoặc sau sinh.

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được tiến hành thế nào?Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được tiến hành thế nào?

SKĐS - ThS. Nguyễn Thị Thu Nghĩa - Trưởng khoa Sản 3, BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết, với sự phát triển của y học hiện đại, phụ nữ nhiễm HIV vẫn có quyền và có khả năng làm mẹ nếu như được tích cực hỗ trợ, hướng dẫn và áp dụng các cách đề phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Ngày 31/12/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5968/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Trong đó, có hướng dẫn Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và dự phòng lây truyền HIV cho con.

Theo đó, cần điều trị ARV càng sớm càng tốt cho phụ nữ mang thai ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV, bao gồm trong thời kỳ mang thai, khi chuyển dạ hoặc sau sinh.

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con là điều trị thuốc ARV để giảm tải lượng virus ở mẹ. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần được theo dõi hằng tháng, đặc biệt vào thời điểm gần ngày dự kiến sinh.

Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và dự phòng lây truyền HIV cho con - Ảnh 3.

1. Điều trị ARV cho mẹ

Mục tiêu

Điều trị ARV cho mẹ nhằm đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế, tốt nhất là dưới ngưỡng phát hiện để giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và dự phòng lây truyền HIV cho con - Ảnh 3.

Tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Phòng khám đa khoa chuyên khoa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang

Các tình huống

a. Phụ nữ dự kiến có thai khi đang điều trị ARV:

Tư vấn thời điểm có thai tốt nhất là khi đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện.

b. Phụ nữ mang thai khi đang điều trị ARV: Xét nghiệm tải lượng HIV để đánh giá thất bại điều trị. Tiếp tục phác đồ hiện tại sau khi loại trừ thất bại điều trị. Chuyển phác đồ nếu có thất bại điều trị.

c. Phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm HIV: Điều trị ARV càng sớm càng tốt. Tư vấn về lợi ích và nguy cơ của phác đồ có DTG (thuốc mới điều trị HIV Dolutegravir) trước khi điều trị đối với phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu.

d. Phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm HIV khi chuyển dạ hoặc khi sinh

- Điều trị ARV ngay cho phụ nữ mang thai.

- Đối với người mẹ có xét nghiệm HIV có phản ứng thì điều trị ARV ngay cho cả mẹ và con; dừng điều trị ARV khi người mẹ được khẳng định không nhiễm HIV.

Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và dự phòng lây truyền HIV cho con - Ảnh 4.

Tư vấn, theo dõi điều trị ARV ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV:

- Tư vấn về việc sử dụng acid folic cho phụ nữ mang thai.

- Tư vấn hỗ trợ tuân thủ điều trị.

- Xét nghiệm tải lượng HIV ở tuần 34 - 36 của thai kỳ để đánh giá nguy cơ lây truyền HIV cho con, quyết định phác đồ và thời gian dùng thuốc ARV cho con (xem Sơ đồ 3).

Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và dự phòng lây truyền HIV cho con - Ảnh 5.

Sơ đồ 3: Kết nối chuyển gửi xét nghiệm, chăm sóc, điều trị và dự phòng HIV

Theo dõi và điều trị ARV cho phụ nữ nhiễm HIV sau khi sinh

- Tiếp tục phác đồ ARV hiện tại hoặc điều trị ARV ngay cho mẹ nếu mẹ chưa điều trị ARV theo Bảng 3.

- Tư vấn và hỗ trợ tuân thủ điều trị.

- Trường hợp mẹ cho con bú: xét nghiệm tải lượng HIV cho mẹ 6 tháng/lần cho đến khi ngừng cho con bú hoàn toàn.

Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và dự phòng lây truyền HIV cho con - Ảnh 7.

2. Đánh giá nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con

Đánh giá nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con tại thời điểm trước sinh theo Sơ đồ 5.

Các trường hợp được xác định là có nguy cơ cao lây truyền HIV cho con khi:

  • Mẹ nhiễm HIV nhưng chưa điều trị ARV hoặc
  • Mẹ đang điều trị ARV và có kết quả xét nghiệm tải lượng HIV trước khi sinh 04 tuần trên 1000 bản sao/mL hoặc
  • Mẹ nhiễm HIV và điều trị ARV dưới 4 tuần trước khi sinh hoặc
  • Mẹ được chẩn đoán nhiễm HIV trong vòng 72 giờ trước sinh.
Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và dự phòng lây truyền HIV cho con - Ảnh 7.

Sơ đồ 5. Đánh giá nguy cơ lây truyền HIV cho con từ mẹ nhiễm HIV

3. Điều trị ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV

Phác đồ và thời gian điều trị ARV dự phòng cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV tuỳ thuộc vào nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

a. Nguy cơ cao

- Trẻ không bú sữa mẹ: điều trị AZT và NVP hằng ngày trong 06 tuần.

- Trẻ bú sữa mẹ: 06 tuần đầu điều trị AZT và NVP hằng ngày; 06 tuần tiếp theo tiếp tục điều trị AZT và NVP hằng ngày hoặc chỉ NVP hằng ngày.

Nếu không có AZT và NVP có thể dùng AZT/3TC/NVP để điều trị dự phòng cho trẻ.

Lưu ý

- Điều trị ARV dự phòng cho trẻ ngay sau sinh càng sớm càng tốt và trước 72 giờ kể từ khi sinh. Nếu phát hiện mẹ nhiễm HIV sau khi sinh 72 giờ: 1) Cho trẻ uống thuốc dự phòng ngay nếu trẻ bú mẹ; 2) Không cho trẻ uống ARV nếu không bú mẹ.

- Nếu kết quả xét nghiệm HIV của mẹ có phản ứng tại thời điểm chuyển dạ hoặc sau sinh thì tư vấn và điều trị dự phòng ARV cho trẻ. Nếu sau đó kết quả xét nghiệm khẳng định mẹ có HIV âm tính thì ngừng điều trị dự phòng cho trẻ.

b. Nguy cơ thấp

- Trẻ không bú sữa mẹ: điều trị dự phòng cho trẻ bằng NVP hàng ngày hoặc AZT hai lần mỗi ngày trong 6 tuần.

- Trẻ bú sữa mẹ: điều trị dự phòng cho trẻ bằng NVP hàng ngày trong 6 tuần.

- Các trường hợp tiếp tục có nguy cơ nhiễm HIV trong qua trình bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi, điều trị dự phòng thuốc ARV cho trẻ.

Liều lượng: Thực hiện theo bảng 12 và bảng 13

Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và dự phòng lây truyền HIV cho con - Ảnh 8.

* Lưu ý với trẻ uống AZT/3TC/NVP:

- Lấy máu xét nghiệm NAT cho trẻ ngay khi sinh hoặc trước khi uống thuốc.

- Nếu không thể xét nghiệm NAT và không có si rô AZT và NVP thì vẫn cho uống phác đồ 3 thuốc AZT/3TC/NVP, đồng thời làm xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV trước khi cho trẻ uống thuốc.

4. Tư vấn nuôi dưỡng trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV

Tư vấn nuôi dưỡng trẻ cần được thực hiện trước khi sinh. Người mẹ cần được cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện, lợi ích và nguy cơ của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức để quyết định việc nuôi con.

Nếu nuôi con bằng sữa mẹ: Trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu. Mẹ cần tuân thủ điều trị ARV tốt để đạt tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế, tốt nhất là dưới ngưỡng phát hiện. Mẹ có thể cho con bú đến 24 tháng tuổi.

Nếu nuôi con bằng sữa công thức: Người mẹ chỉ nên nuôi con bằng sữa công thức (sữa thay thế) khi đáp ứng các điều kiện sau: a) đảm bảo cung cấp đủ sữa công thức hoàn toàn trong 6 tháng đầu; b) có nước sạch và chuẩn bị được sữa thay thế đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh và đủ số lượng phù hợp với tuổi của trẻ; c) có sự hỗ trợ của gia đình.

Truyền hình trực tuyến: Điều trị ARV, dự phòng lây nhiễm HIVTruyền hình trực tuyến: Điều trị ARV, dự phòng lây nhiễm HIV

SKĐS - Vào lúc 20h00 Thứ Ba, ngày 11/10/2022, Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức chương trình Truyền hình trực tuyến với chủ đề "Điều trị ARV, dự phòng lây nhiễm HIV".

Phụ nữ mang thai nhiễm HIV tuân thủ điều trị thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con rất thấpPhụ nữ mang thai nhiễm HIV tuân thủ điều trị thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con rất thấp

SKĐS - Theo các bác sĩ Khoa Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể lây truyền virus cho con qua 3 giai đoạn.


Nguồn: Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, Bộ Y tế
(Quyết định số 5968/QĐ-BYT ban hành ngày 31/12/2021)
Ý kiến của bạn