Điều kiện hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

18-06-2014 06:37 | Thời sự
google news

SKĐS - Trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải được đặt tại địa điểm thuận tiện giao thông, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện các hoạt động sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra

Trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải được đặt tại địa điểm thuận tiện giao thông, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện các hoạt động sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra

Đây là một trong những quy định được Bộ Y tế đưa ra tại Thông tư 17/2014/TT-BYT quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ có hiệu lực từ ngày 1/8/2014.

Theo Thông tư này, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ có thể đặt tại nhà dân, tại nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện nhanh chóng các hoạt động sơ cấp cứu.

Sư cấp cứu đúng cách góp phần bảo vệ sức khỏe người bị tai nạn

Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất như: Có địa điểm cố định, có phòng sơ cấp cứu (tối thiểu là 10m2 đối với trạm, 6m2 đối với điểm); có biển báo, biểu tượng, cờ chữ thập đỏ; có số điện thoại liên lạc thường xuyên…

Bên cạnh đó, trạm, điểm sơ cấp cứu cũng phải có các trang thiết bị sơ cấp cứu như: Bộ nẹp cố định gãy xương; bông băng, băng ga rô, cồn sát trùng, gạc; túi cứu thương; cáng cứu thương…

Đặc biệt, về nhân lực, theo Thông tư, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải có tối thiếu 2 tình nguyện viên cấp I làm việc tại điểm và trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải có tối thiểu 3 tình nguyện viên cấp II làm việc tại trạm, trong đó có 1 tình nguyện viên chuyên trách làm việc toàn thời gian tại trạm.

Thái Bình


Ý kiến của bạn