Phản ứng thư giãn là gì?
Đó là tên của phản ứng khi hệ thần kinh phó giao cảm đứng lên điều phối các chức năng của cơ thể. Phần này của hệ thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển nội tạng và các tuyến khi ta nghỉ ngơi. Phản ứng thư giãn xảy ra khi ta cảm thấy an toàn. Nó thậm chí còn có thể chặn các tác hại từ những phản ứng của cơ thể với áp lực. Những thay đổi này đều là tốt cả cho sức khỏe vật chất và tinh thần.
Nhịp tim của bạn chậm lại
Áp lực kích thích các hoạt động trong hệ thần kinh giao cảm – cơ quan điều khiển chính khi cơ thể ta bị đặt trong trạng thái nguy hiểm. Phản ứng "chống trả hay bỏ chạy" này khiến ta tiết ra các hormone gọi là Catecholamines để gia tăng nhịp tim. Được đặt trong trạng thái thư giãn giúp cơ thể chúng ta có thể tiết kiệm năng lượng. Hệ thần kinh phó giao cảm từ đó tiếp quản và tiết ra hormone Acetylcholine giúp cho nhịp tim chậm lại.
Huyết áp giảm xuống
Các hormone cơ thể tiết ra khi căng thẳng có thể khiến gia tăng nhịp tim và thắt các mạch máu lại. Điều này dẫn đến phản ứng tăng huyết áp tạm thời. Khi ta thư giãn thì điều ngược lại xảy ra. Nếu bạn bị tăng huyết áp thì những biện pháp thư giãn như ngồi thiền có thể giúp giảm bớt căng thẳng và đẩy lùi nguy cơ bị các bệnh tim mạch (Tuy nhiên vẫn nên uống thuốc trừ khi bác sĩ cho phép).
Cải thiện hệ tiêu hóa
Khi căng thẳng gây ra phản ứng "chống trả hay bỏ chạy" hệ tiêu hóa bị cắt giảm lượng máu lưu thông bởi máu bị cơ thể chuyển về những thớ cơ to hơn. Việc thư giãn sẽ đảo ngược quá trình này. Điều này cũng có nghĩa là các bệnh viêm trong đường ruột sẽ được giảm đi đáng kể. Căng thẳng là một yếu tố thường xuyên được tìm thấy trong các bệnh tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích. Các kỹ thuật thư giãn như thở sâu hay thiền có thể giúp bạn đối phó với triệu chứng của những căn bệnh này.
Nhịp thở chậm lại
"Thở một hơi sâu nào", bạn có thể nói câu đó với một người đang hoảng loạn. Có lý do tốt cho điều đấy. Đó là bởi khi ta căng thẳng, nhịp thở cũng tăng theo. Hô hấp quá nhanh có thể làm sụt giảm lượng CO2 trong máu dẫn tới hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi. Thư giãn làm giảm tốc độ hô hấp của ta lại. Bạn có thể tự khiến mình bớt căng thẳng bằng cách làm chậm nhịp thở: khoảng 6 lần 1 phút.
Các cơ bắp được thả lỏng
Cơ thể ta cứng lại khi bị đe dọa, cho dù là vì một con gấu trên chuyến đi dạo trong rừng hay một deadline trong công việc. Thông thường, các cơ bắp được thả lỏng khi ta bình tĩnh lại. Tuy nhiên áp lực lâu dài có thể làm cho các thớ cơ luôn bị đặt trong trạng thái căng thẳng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thư giãn, hãy thử hỏi bác sĩ về phản hồi sinh học. Nó sử dụng cảm biến để cho ta kết quả về cơ thể của chính mình. ĐIều này sẽ giúp bạn học cách thư giãn các thớ cơ trong người.
Giảm đau
Sự thư giãn tuy không loại bỏ hoàn toàn được đau đớn trong cơ thể, tuy nhiên nó có thể giảm cường độ đau một cách đáng kể. Các cơ bắp thư giãn sẽ phản ứng với đau đớn tốt hơn. Hơn nữa, thư giãn kích thích não ta giải phóng Endorphins, một hóa chất có tác dụng như thuốc giảm đau tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy được các biện pháp thư giãn như thiền có thể giảm đau đối với một số bệnh như đau cơ xơ hóa, chứng đau đầu nguyên phát, đau xương chậu mãn tính và hội chứng ruột kích thích.
Kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn
Các hormone căng thẳng có thể khiến gia tăng lượng đường trong máu. Đặc biệt nếu như bạn bị tiểu đường, những nỗ lực kiểm soát chứng bệnh này thường gây ra áp lực. Thư giãn giúp bạn giữ lượng đường huyết ổn định (Tuy nhiên nó không thể thay thế thuốc). Để có thể đạt được điều này, hãy tập thể dục thường xuyên và ngủ đều đặn. Nếu muốn nhiều hiệu quả hơn, bạn có thể thử thiền hoặc yoga.
Hệ miễn dịch được tăng cường
Căng thẳng kéo dài khiến cho khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể bị yếu đi. Ngược lại, thư giãn giúp cải thiện khả năng phục hồi của hệ miễn dịch. Bạn có thể làm được điều này bằng các liệu pháp như giãn cơ tiến triển theo giai đoạn. Đó là khi ta căng rồi thả lỏng từng thớ cơ một. Khi bạn ngày càng già đi việc kiểm soát lo âu lại càng quan trọng hơn. Hệ miễn dịch của ta ngày càng bị thoái hóa theo thời gian.
Ngủ tốt hơn
Nhiều khi, bạn cảm thấy khó chợp mắt kể cả sau một ngày dài. Trạng thái "mệt nhưng không thể ngủ" này là một trong những dấu hiệu của việc cơ thể vẫn ở trong chế độ "chống trả hay bỏ chạy". Các biện pháp thư giãn như thở sâu có thể giúp bạn tắt công tắc của cơ thể. Chúng còn thỉnh thoảng được sử dụng để đối phó với chứng mất ngủ.
Làm sao để thư giãn?
Một số người cởi bỏ áp lực khi họ làm vườn, nấu ăn hay đọc sách. Một số khác cầu nguyện hoặc thiền. Bạn còn có thể thử một số phương pháp khác như:
+ Tưởng tượng
+ Giãn cơ tiến triển theo giai đoạn
+ Mát-xa
+ Thở sâu
+ Phản hồi sinh học
Nếu như bạn không chắc bắt đầu từ đâu, hãy nhờ bác sĩ giới thiệu cho mình
chuyên gia về giảng dạy và luyện tập thư giãn.
Thử liệu pháp Benson
Phương pháp này được phát minh bởi Herbert Benson, một bác sĩ tim mạch,
người đầu tiên mô tả về phản ứng thư giãn. Đây là điều bạn cần làm:
+ Ngồi xuống, đảm bảo bạn thoải mái
+ Nhắm mắt lại
+ Từ từ thả lỏng cơ, bắt đầu từ chân đi lên
+ Thở bằng mũi
+ Để ý tới hơi thở
Làm điều này 20 phút rồi ngồi nhắm mắt vài phút.