Vi khuẩn đường tiêu hóa không chỉ giữ cho cơ thể khỏe mạnh mà còn ảnh hưởng tới tinh thần. Liệu vi khuẩn có là một biện pháp để chữa rối loạn tâm lý không?
Người nào tin vào cảm giác từ bụng mình thì kẻ ấy sẽ đi đến những quyết định đơn lẻ, thế nhưng hắn lại không bao giờ làm điều ấy một mình. Những vi khuẩn sống trong ruột sẽ lên tiếng cùng.
Việc các vi sinh vật điều khiển tinh thần là phát kiến mới nhất của các nhà vi sinh. Từ lâu, các nhà khoa học đã coi con người hiện đại như một thể loại siêu sinh vật, không thể tách rời khỏi hàng trăm triệu vi khuẩn mà chúng giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, những thí nghiệm cho thấy, ảnh hưởng của vi khuẩn có thể kéo lên tận não. Qua đó thì thành phần vi khuẩn ruột ảnh hưởng đến việc xử lý stress và các ứng xử khác.
Vi khuẩn đường ruột có khả năng gây bệnh tự kỷ.
Theo một khảo cứu, ruột của một số đứa trẻ thường là nơi cư trú của các vi khuẩn sutterella kỳ lạ, và khi thiếu những vi khuẩn có ích thì lũ trẻ bị tự kỷ. Cho đến nay, mọi người vẫn nghĩ, não hoạt động không cần trợ giúp từ bên ngoài, nhà sinh học TS. Scott Gilbert của Swarthmore College ở Pennsylvania cho là như vậy. Còn bây giờ chúng ta học được rằng, vi khuẩn là một phần của các trải nghiệm tinh thần của chúng ta. Chúng ta chẳng hề là những cá thể mà chúng ta vốn cứ coi mình là vậy và điều ấy cũng đúng cho tư duy chúng ta”.
Nhận thức này dựa trên những thí nghiệm với chuột được nuôi trong một môi trường vô khuẩn. Nếu người ta để cho các con vật vô khuẩn này phải chịu stress nhẹ thì chúng sẽ phản ứng bằng cách sản sinh ra nhiều hormon stress hơn đồng loại có vi khuẩn ruột thông thường cư trú.
Nữ khoa học gia Rochellys Heijiz của Karolinska Institute Stockolm theo dõi vấn đề và không chỉ nghiên cứu các hormon mà cả ứng xử. Những chú chuột vô khuẩn chạy chơi một cách ngây thơ qua địa hạt lạ lẫm, trong khi đồng loại vi khuẩn ruột cư trú hành động thận trọng hơn nhiều.
Trong phần sau của thí nghiệm, các nhà khoa học cố gắng điều khiển ứng xử của những con chuột vô khuẩn. Nếu vì thế mà họ tiêm chủng các con vật lớn tuổi bằng vi khuẩn thông thường, sẽ không có gì xảy ra. Sẽ khác ở những chú chuột non. Sau khi tiêm chủng bằng vi sinh vật, chúng thay đổi và cũng sẽ thận trọng hệt như các con vật được cư trú từ bản chất là vậy.
Đối với con người, các kết quả khám nghiệm có thể có nghĩa là: ngay từ nhỏ, ruột của người đã có vi sinh vật cư trú để cho cơ quan tư duy phát triển bình thường. Trong quá trình tiến hóa, cuộc chiến bởi vi khuẩn ruột đã gắn kết ở đó với sự phát triển của não”, TS. Rochellys Heijtz phỏng đoán.
Các nhà khoa học chỉ dần dần mới hiểu được sự tác động của vi sinh vật lên cơ quan tư duy như thế nào. Có lẽ là ở đấy thì chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng, nhất là các vi khuẩn sống trong ruột sản xuất serotonin, dopamine và nodrenalin rồi chuyển vào máu. Hơn nữa chúng chuyển đổi cacbua hydro nhiều chuỗi từ thức ăn thành những axit béo như các axit butan (hay axit propylcarbon) và axit acetic, mà chúng cũng có thể tác động lên hệ thần kinh con người.
Thế nhưng trước hết, thần kinh phế vị có vẻ như là mối liên kết giữa vi khuẩn và não. Nó xuyên suốt cơ thể và nối liền không gian sinh tồn của đám vi khuẩn tiếp giáp thành ruột với não.
Những chú chuột mà vi khuẩn ruột được tăng thêm vi khuẩn axit lactic hữu ích, trong các test ở phòng thí nghiệm sẽ cho thấy rõ ràng ít sợ hãi hơn hẳn đồng loại. Nhưng khi các nhà khoa học lặp lại thí nghiệm cho các con vật mà thần kinh phế vị hỏng, doping não không hoạt động nữa. Nhưng tinh thần sẽ ra sao nếu không tạo được vi khuẩn ruột nhiều ân huệ? Ảnh hưởng vệ sinh thái quá và điên cuồng dùng kháng sinh tới tinh thần?
Đúng là rối loạn vi khuẩn ruột và rối loạn tính khí thường xuất hiện cùng nhau. Những người mắc bệnh đường ruột cũng thường có triệu chứng tâm thần. Và những người mắc tự kỷ cũng thường mắc táo bón hay tiêu chảy.
Vậy phải chăng con đường dẫn đến việc điều dưỡng tinh thần sẽ phải xuất phát từ tâm địa?
Nhóm các nhà khoa học ở California Institute of Technology dưới sự hướng dẫn của GS. Paul Patterson đã nuôi dưỡng được những con chuột có một hệ vi khuẩn đã được thay đổi và cho thấy ứng xử tự kỷ. Sau đó GS. Patterson cho tiêm vào chúng vi khuẩn thanh hữu ích bacteroide fragilis và điều ấy gây ra một tác động bất ngờ. Việc tiêm tạp khuẩn vào chúng bình thường hóa cả vi khuẩn ruột và cả ứng xử.
“Xin chúc mừng các bạn đã đi vào thế giới mới tươi đẹp của các biện pháp chữa bệnh bằng vi sinh vật”, nhà sinh học thần kinh GS. Patterson, người sắp tới sẽ đăng công trình khoa học của nhóm mình trên tờ tạp chí chuyên ngành, Cell-tế bào, hoan hỉ nói. Ông tin chắc chắn rằng, các thuốc chữa bệnh từ vi khuẩn ruột sẽ làm một cuộc cách mạng trong ngành tâm thần học.
(Theo Spiegel số 40/2013)
Ngụy Hữu Tâm