Điều chuyển kênh lưu thông, đảm bảo nhu cầu hàng hóa của người dân TP.HCM

09-07-2021 17:05 | Thời sự
google news

SKĐS - Để đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt đến với người tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM, năng lực cung ứng của các hệ thống phân phối sẽ được điều tiết như sau: các chợ đầu mối 25-30%); doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác chiếm 20-30% thị phần, các doanh nghiệp bình ổn thị trường tăng cường dự trữ đảm bảo cung ứng hàng hóa tăng 50% so với kế hoạch đã đăng ký và sẽ chiếm 50%-60% thị trường.

UBND TP.HCM đã ban hành công văn khẩn về phương án điều tiết hàng hóa thông qua việc chuyển đổi phương thức vận chuyển, giao và nhận hàng hóa để đảm bảo lưu thông thông suốt đến người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.

Người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ

Theo đó, với địa bàn TP.HCM hiện nay khoảng 10 triệu người, nguồn cung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân là: từ các doanh nghiệp bình ổn thị trường chiếm 30-40%, thương nhân các chợ đầu mối chiếm 60-70% còn lại là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác.

Để thực hiện hiện công tác phòng chống dịch, trong trường hợp cần điều chuyển hàng hóa bằng các kênh giao dịch phù hợp; để đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt đến vời người tiêu dùng, năng lực cung ứng của các hệ thống phân phối sẽ được điều tiết như sau: các chợ đầu mối 25-30%); doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác chiếm 20-30% thị phần, các doanh nghiệp bình ổn thị trường tăng cường dự trữ đảm bảo cung ứng hàng hóa tăng 50% so với kế hoạch đã đăng ký và sẽ chiếm 50%-60% thị trường.

Theo đó mỗi tháng các doanh nghiệp bình ổn thị trường sẽ cung cấp khoảng 2.941,6 tấn lương thực, 5.407,5 tấn thịt gia súc, 8.139,8 tấn thịt gia cầm, 7.653 tấn rau củ quả, gần 63 triệu quả trứng gia cầm cùng hàng nghìn tấn gia vị, đường, dầu ăn, thủy hải sản các loại.

Song song đó, 3 chợ đầu mối cũng đổi hình thức kinh doanh từ tập trung hàng hóa tại chợ đầu mối và phân phôi đến các nơi tiêu thụ như trước kia, thay bằng hình thức điều phối trực tuyến, giao hàng tận nơi cho khách hàng, giao hàng tại các kho… Theo đó lượng hàng cung ứng ra thị trường của chợ đầu mối ước tính tương đương 30% so với trước đây.

Trước tình trạng người dân đổ xô đi mua thực phẩm, nhu yếu phẩm dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa cục bộ, Ông Bùi Tá Hoàng Vũ Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM đã khẳng định, với nguồn cung ứng dồi dào và các kênh phân phối đa dạng, người dân không nên lo lắng về việc thiếu hụt lương thực trong tất cả các tình huống.


Hoàng Ngọc
Ý kiến của bạn