Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và thức ăn để giảm trào ngược dạ dày-thực quản

20-12-2020 09:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Trào ngược dạ dày-thực quản với các triệu chứng điển hình như ợ nóng, ợ trớ, đau ngực thường gây ra cho bạn nhiều khó chịu và bất tiện. Bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của bạn khi các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc xảy ra một cách thường xuyên. Việc chữa trị trào ngược dạ dày-thực quản thường được thực hiện theo từng bước, trong đó điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống là bước đầu tiên và có khả năng giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược của bạn.


Ảnh minh họa

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khi bị trào ngược

Trong phần lớn các trường hợp, những cảm giác khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày-thực quản của bạn sẽ được giảm nhẹ khi bạn thực hiện những lời khuyên về thói quen sinh hoạt sau:

- Giảm cân nếu bạn bị thừa cân

- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

- Không nên ăn tối muộn

- Không nằm hoặc ngủ sau khi ăn 2-3 giờ

- Gối cao đầu khi ngủ

- Giảm uống rượu và các thức uống chứa cồn

- Tránh các thức ăn và đồ uống có khả năng kích thích trào ngược

- Bỏ hút thuốc

Nhìn chung, những lời khuyên bạn mà có thể nhận được về điều chỉnh thói quen sinh hoạt thường được chia thành:

- Những thay đổi về hành vi có thể góp phần làm giảm trào ngược

- Những thức ăn và đồ uống có tính axit, hoặc có thể kích thích trào ngược cần tránh

Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày giúp giảm trào ngược dạ dày-thực quản

Những thức ăn và đồ uống nào nên tránh khi bị trào ngược?

Chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm nhẹ đi hay làm nặng thêm triệu chứng trào ngược của bạn. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng những thức ăn và đồ uống có thể kích thích gây ra các đợt trào ngược.

Vậy người bị trào ngược dạ dày không nên ăn gì? Khi bị trào ngược dạ dày-thực quản, bạn không nên ăn:

- Thức ăn nhiều dầu mỡ

- Thức ăn cay nóng

- Thức ăn chế biến từ cà chua

- Hành

- Bạc hà

- Sô-cô-la

Khi bị trào ngược dạ dày-thực quản, bạn không nên uống: 3-6

- Rượu và các thức uống chứa cồn

- Cà phê

- Nước cam, chanh

- Thức uống có gas

Những thực phẩm nên tránh khi bị trào ngược dạ dày-thực quản

Khi điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ ăn, những triệu chứng ợ nóng và khó tiêu sẽ giảm dần. Tuy nhiên, khi những cơn ợ nóng, khó tiêu bất ngờ xuất hiện, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn (OTC) ngăn trào ngược dạ dày thực quản dưới sự tư vấn của dược sĩ để giảm nhanh các triệu chứng.

Thông tin trong bài viết không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn điều trị cho các hoàn cảnh hoặc nhu cầu cá nhân.

Tên thuốc: Gaviscon Dual Action

Chỉ định: Điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày - thực quản như ợ nóng khó tiêu và ợ chua liên quan đến sự trào ngược như sau bữa ăn, hoặc trong khi mang thai, hoặc các triệu chứng dư acid dạ dày.

Đặc tính dược lực học: thuốc kết hợp 2 chất kháng acid (calci carbonat, natri carbonat) và alginate.

Sau khi uống, thuốc phản ứng nhanh với acid dạ dày tạo thành một lớp gel acid alginic có pH gần trung tính và lơ lửng phía trên các chất trong dạ dày làm cản trở một cách hiệu quả sự trào ngược dạ dày - thực quản (cho đến 4h). Trong các trường hợp nặng, lớp gel có thể tự trào ngược vào thực quản, hơn là các chất trong dạ dày và tạo tác dụng làm dịu. Calci carbonat trung hòa acid dạ dày để làm dịu nhanh chóng chứng khó tiêu và ợ nóng. Tác động này được tăng lên với sự hiện diện của natri bicarbonate, chất này cũng có tác dụng trung hòa

Liều dùng, cách dùng:

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, 1-2 gói; 4 lần/ ngày (sau bữa ăn và lúc đi ngủ)

Trẻ em dưới 12 tuổi: chỉ dùng theo lời khuyên của bác sĩ

Người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều đối với nhóm tuổi này

Chống chỉ định: Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bao gồm các ester của hydroxybenzoat (parabens)

Thông tin chi tiết xem tại website: www.gaviscon.com.vn

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.


Ý kiến của bạn