Điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần có khả thi?

28-12-2024 14:33 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo chuyên gia, việc hạch toán giá thành của ngành điện rất phức tạp, bao gồm giá nguyên vật liệu đầu vào, biến động thị trường, giá chi phí sản xuất... nên nếu chỉ 2 tháng điều chỉnh 1 lần thì khó khả thi.

Giá điện, giá nhà thuê tăng khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 0,13%Giá điện, giá nhà thuê tăng khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 0,13%

SKĐS - Chỉ số giá điện sinh hoạt, giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước.

Giá điện có thể điều chỉnh 2 tháng/lần

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo nghị định quy định cơ chế, thời gian điều chỉnh, căn cứ lập và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân để lấy ý kiến các bộ ngành, nhằm triển khai thi hành Luật Điện lực sẽ có hiệu lực từ 1/2/22025.

Theo Bộ Công Thương, dự thảo mới xây dựng sẽ sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến công bố, công khai chi phí sản xuất kinh doanh điện. Trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện, thuê đơn vị kiểm toán độc lập và công bố công khai chi phí, giá bán điện bình quân, thay vì Bộ Công Thương sẽ công bố nội dung này.

Điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần có khả thi?- Ảnh 2.

Điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần sẽ khó khả thi do khâu hạch toán của ngành điện rất phức tạp.

Các chi phí công bố công khai gồm thực tế thực hiện các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, điều hành - quản lý ngành) và các khoản chi phí khác. Cùng đó là giá bán lẻ điện bình quân, kết quả kinh doanh lỗ, lãi và các chi phí chưa được tính vào giá điện...

Dự thảo mới cũng sửa đổi nguyên tắc về mức, thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân. Mục tiêu nhằm phản ánh kịp thời biến động thực tế của thông số đầu vào, bù đắp chi phí hợp lý, hợp lệ để bảo toàn, phát triển vốn và tránh giật cục trong quá trình điều chỉnh giá điện, có thể điều chỉnh nhiều lần trong năm.

Theo đó, khi giá bán điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là hai tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

Như vậy mức điều chỉnh này thấp hơn so với quy định hiện nay, khi giá điện được thay đổi ba tháng một lần với chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên. Tuy vậy sẽ giữ nguyên quy định giảm giá điện từ 1% trở lên so với giá hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm tương ứng.

Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cho rằng, tuy đề xuất thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện 3 tháng là theo đúng cơ chế thị trường nhưng hiện quyết định 24 của Chính phủ ban hành từ năm 2017 cho phép thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất cũng chưa thực hiện được vì EVN không dám tự điều chỉnh giá điện. Đến nay lại tiếp tục đề xuất điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần, sợ rằng khó khả thi.

"Theo tôi, phương án tốt nhất là Việt Nam nên thành lập Hội đồng năng lượng độc lập nhằm đánh giá giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra. Hội đồng năng lượng này cũng hoạt động giống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) 3 tháng họp một lần và có thể được quyết định điều chỉnh giá theo quy định", chuyên gia Đào Nhật Đình nói.

Chu kỳ điều chỉnh giá ngắn thì hạch toán ngành điện thế nào?

Đồng tình với chuyên gia Đào Nhật Đình, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, hiện Quyết định 24/2017 của Thủ tướng Chính phủ là quy định mang tính pháp lý cao nhất liên quan điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Thế nhưng, Quyết định này đã không được thực thi một cách đúng đắn. Hiện thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất cho đến nay vẫn không thực hiện được, bây giờ lại thay đổi và rút ngắn thời gian thì liệu có thực hiện được không:

"Với quyết định 6 tháng/ lần không thực hiện mà bây giờ lại đưa ra một phương án mới là 2 tháng điều chỉnh một lần thì tính khả thi có hay không? Mà khi tính khả thi không có thì luật pháp của Nhà nước đưa ra thì có hiệu lực hay không? Điều chỉnh 2 tháng thì chúng ta phải xem xét đối với ngành điện thì liệu 3 tháng có khả năng tính toán giá thành hay không? Vì nó là ngành hạch toán toàn ngành, cái tính toán chi phí tương đối phức tạp".

Trước đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện, nhiều chuyên gia năng lượng cho rằng, nhà chức trách cần đảm bảo công khai, tránh lạm quyền và giảm độc quyền của EVN. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng khi điều chỉnh giá điện cần lấy giá nhiên liệu, như giá than, làm chuẩn. Tức là, khi nào giá than tăng thì giá điện cũng tăng theo và ngược lại.

Và theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính,  để minh bạch được cần nhiều yếu tố để nếu giá điện có tăng hay giảm thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như người dân dễ dàng chấp thuận, không nên gây ra các phản ứng trái chiều

"Điều đầu tiên để cho thông tin công khai, minh bạch thì chúng ta cần có kiểm toán độc lập của các cơ quan kiểm toán đối với chi phí đầu ra đầu vào cũng như các chi phí quản lý kinh doanh, các chi phí khác các mà doanh nghiệp sản xuất điện cũng như kinh doanh điện thực hiện trong từng thời kỳ nhanh chóng kịp thời. Nếu không có các báo cáo kịp thời cho 2 tháng thì rõ ràng chúng ta không có cơ sở để điều chỉnh giá điện theo 2 tháng. Đây là cái mang tính quyết định".

Giá điện được đề xuất sẽ được điều chỉnh với chu kỳ 2 tháng/lần, sẽ "có tăng, có giảm". Song, một số doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng, thực tế vấn đề mà người dân, doanh nghiệp quan tâm là được lựa chọn mua điện từ nhiều nguồn, chưa kể giá điện thay đổi liên tục có thể ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá điện cần được điều tiết theo cơ chế thị trường. Có thị trường mua bán rõ ràng, không có yếu tố độc quyền thì không cần thời gian bao lâu để điều chỉnh nữa: "Thực tế, chúng ta biết rằng cái việc điều chỉnh giá điện thì chúng ta có thể xem xét để điều chỉnh giá điện cho nó phù hợp với giá thị trường, để từ đó đảm bảo cho giá điện đi theo giá của các nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Giá điện sắp áp dụng sẽ được tính như thế nào?Giá điện sắp áp dụng sẽ được tính như thế nào?

SKĐS - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đề xuất Bộ Công Thương về cơ chế và lộ trình áp dụng giá điện hai thành phần.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 27/12: Đòi nợ không được còn bị chửi bới, gã trai cầm cuốc đánh con nợ gục tại chỗ rồi bỏ trốn


Tô Hội
Ý kiến của bạn