Chúng ta có thể chặn đứng và tiêu diệt chúng ở giai đoạn mà chúng “yếu nhất”. Hy vọng thời gian tới, con người sẽ tìm ra càng nhiều phương pháp tốt hơn để điều trị tận gốc Ung Thư. Hiện nay thuốc thế hệ mới, thuốc ngắm trúng đích đã là những minh chứng cho sự tiến bộ vượt bậc trong y học vì nhân sinh.
Số lượng tế bào mới sinh ra bằng số tế bào chết đi
Ở sinh vật đơn bào, các tế bào được tổ chức thành mô và cơ quan. Các tế bào liên kết với nhau bằng một chất tiết gian bào. Sự tăng trưởng của tế bào được hiểu là sự gia tăng số lượng kích thước hoặc cả hai. Trung bình một người trưởng thành có khoảng 1015 tế bào từ hợp tử. Số lượng tế bào trong cơ thể luôn giữ hằng định ở người đã trưởng thành. Đây là một quá trình động học. Mỗi ngày có khoảng 1012 tế bào bị chết và cần được thay thế. Phân bào ở người phần lớn diễn ra với tốc độ nhanh, nhất là ở đường tiêu hóa, tủy xương và da. Số lượng tế bào mới được tạo ra bằng số lượng tế bào chết đi, đây là cơ sở cho quan niệm về sự tăng trưởng bình thường và bất thường của tế bào.
Vì vậy, khi quần thể tế bào tăng trưởng về số lượng cũng có thể do một trong ba cơ chế sau:
- Rút ngắn chu trình tế bào, làm tăng số lượng tế bào được tạo ra trong một đơn vị thời gian.
- Giảm tỉ lệ tế bào bình thường chết dẫn đến kết quả có nhiều tế bào được tạo ra.
- Tế bào dự trữ vào chu trình tế bào trở lại nhiều hơn đưa đến tăng số lượng tế bào được tạo ra trong một đơn vị thời gian.
Cả ba cơ chế này có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của tế bào bình thường và tế bào ung thư.
Khai mào, thúc đẩy và phát triển: quá trình nhiều chục năm
Nhìn chung, ung thư phát triển theo 3 bước: sự khai mào, sự thúc đẩy và sự phát triển. Cần một thời gian dài để ung thư phát triển, thường cần nhiều năm kéo dài giữa lúc phơi nhiễm các tác nhân gây ung thư và khi ung thư thực sự phát triển. Đây là thời kì âm thầm. Cơ nguy ung thư xuất hiện tăng lên khi con người già thêm vì càng có thêm thời gian tiếp cận tác nhân gây ung và các đột biến tích lũy.
1. Sự khai mào: nhiều ung thư do các đột biến gen tạo ra. Mỗi tế bào có khả năng nhận biết các đột biến và có thể tự hủy diệt hoặc sửa chữa các đột biến trước khi chuyển sang tế bào mới. Sự khai mào có thể gây ra do các tác nhân sinh ung hay carcinôgen như hóa chất, khói thuốc lá, virút hoặc các bức xạ. Nhưng nguyên nhân không được biết rõ và xảy ra ngẫu nhiên. Tế bào trở nên bất thường ở giai đoạn này.
2. Sự thúc đẩy: các tác nhân gây ra sự thúc đẩy có thể là các chất trong môi trường hoặc vài loại thuốc như hoóc-môn sinh dục. Khác với các carcinôgen, tự mình, các tác nhân thúc đẩy không gây ung thư. Các tác nhân này giúp một tế bào được khai mào trở thành ung thư. Vài carcinôgen đủ mạnh gây ung thư mà không cần sự thúc đẩy, chẳng hạn như bức xạ ion hóa (tia X, bom nguyên tử) có thể gây ung thư tuyến giáp, vú, sarcôm và bệnh bạch cầu.
3. Sự tiến triển: sự chuyển đổi trong một tế bào bình thường gây ra cách tăng trưởng và chức năng hoàn toàn khác và chuyển thành một tế bào ung thư. Tế bào tiếp tục tự mình tăng trưởng và sinh sôi. Thời gian tăng gấp đôi thay đổi theo từng loại ung thư và độ ác tính. Ở người lớn thường có thời gian âm thầm kéo dài sau sự khai mào, trong thời kỳ này sự thúc đẩy và sự tiến triển xảy ra, nghĩa là cần thời gian dài trước khi một tế bào trở thành ung thư.
4. Sự di căn: trên đà phân đôi, các tế bào ung thư có thể xâm lấn mô lân cận. Các tế bào này có thể tách rời khỏi bướu nguyên phát và vào dòng máu hoặc dòng bạch huyết. Nếu thoát khỏi sự trấn áp của hệ miễn dịch, các tế bào này được dòng máu và dòng bạch huyết mang đến các nơi xa của cơ thể. Các ổ di căn có thể thành lập.
Các giai đoạn tăng trưởng của bướu nguyên phát
1. Giai đoạn tiền lâm sàng:
Giai đoạn này xảy ra ở mức độ phân tử và dẫn đến ung thư có triệu chứng, có thể ngắn chỉ vài tháng sau thời điểm khai mào cũng có thể kéo dài nhiều năm tùy loại ung thư. Ở pha này, bướu vô mạch không có mạch máu nuôi cho chính nó mà sự cung cấp oxy và các chất nuôi dưỡng thông qua sự khuếch tán. Điều này giới hạn sự phát triển của bướu. Trong giai đoạn này không thể phát hiện ở người bệnh các bất thường về tế bào hay phân tử gợi ý bệnh ung thư, đa số các trường hợp ở người kéo dài trung bình 15 - 20 năm và có thể kéo dài đến 40 - 50 năm.
2. Giai đoạn lâm sàng:
Giai đoạn này bắt đầu từ thời điểm ung thư có thể được chẩn đoán trên lâm sàng (đường kính bướu > 1cm). Giai đoạn này chỉ chiếm khoảng 25% thời gian bệnh sử tự nhiên, không được điều trị triệt để, bệnh nhân sẽ tử vong.
Diễn tiến tự nhiên bệnh ung thư và mức độ ngăn ngừa
Ung thư có thể xuất phát từ bất cứ tế bào nào trong cơ thể. Một tế bào bình thường sẽ chịu vài hư hại (đột biến) trước khi trở thành một tế bào ung thư. Các hư hại này ảnh hưởng cách tăng trưởng, hoạt động, sinh sôi và chết đi của tế bào. Tuy có nhiều loại khác nhau, tất cả các ung thư đều xuất phát từ các tế bào bất thường, không kiểm soát được. Các tế bào ung thư có đặc điểm sau:
Hành xử độc lập: sản xuất các yếu tố tăng trưởng riêng, biểu hiện quá lố hoặc thay đổi các thụ thể tăng trưởng. Có khả năng tăng trưởng không tuân theo sự điều hòa phân bào bình thường.
Khả năng phân bào vô hạn: các tế bào bình thường phân đôi trong một thời gian quy định rồi ngưng phân bào và chết đi. Các tế bào ung thư có khả năng phân bào không ngừng mà không già đi, nhờ một enzym gọi là têlômêraz, giữ cho nhiễm sắc thể còn nguyên trong quá trình phân đôi.
Tránh né cái chết an bài: trong mô bình thường có sự cân bằng giữa thế hệ tế bào mới thông qua sự phân bào và các tế bào già cỗi, hư hại theo thời gian và bị đào thải bởi quá trình “cái chết được lập trình” hay “cái chết an bài”. Hai quá trình diễn ra song song, bình thường và cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào ung thư tránh né được bộ phận kiểm tra và có khả năng tránh được các tín hiệu gây sự chết.
Duy trì sự sinh mạch: tất cả các tế bào cần một nguồn oxy và các chất bổ dưỡng như đường glucoz. Các tế bào tiếp nhận dinh dưỡng từ đường máu. Các chất dinh dưỡng và oxy được tuần hoàn phân bố khắp người. Các tế bào ung thư cũng cần oxy và chất dinh dưỡng. Việc phát triển các mạch máu là bước chủ yếu trong việc tăng trưởng của một khối bướu, không có các mạch máu nuôi bướu không thể lớn hơn 2mm. Các tế bào ung thư sản xuất các yếu tố tăng trưởng kích hoạt sự tạo mạch máu. Đây là sự sinh mạch. Một trong những yếu tố sinh mạch quan trọng nhất là yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu VEGF (vascular endothelial derived growth factor). VEGF và các yếu tố sinh mạch khác tiết ra từ các tế bào bướu hay các tế bào lân cận có thể tạo sự phát triển các mạch máu mới dễ nuôi dưỡng khối bướu lớn lên.
Khả năng xâm lấn và di căn: các thay đổi trong cách ứng xử của các tế bào một phần lệ thuộc vào các thay đổi tính chất vật lý và hóa học của tế bào.
Thay đổi bào cốt ảnh hưởng đến hình dạng tế bào, sự kết dính và khả năng chuyển động của tế bào. Các tế bào ung thư di chuyển được và trôi dạt để di căn. Sự thay đổi hình dạng nhân tế bào giúp chẩn đoán và xếp grad (tạm dịch: hạng) ung thư. Ung thư thường tiết ra các enzym giúp xâm nhiễm mô lân cận, tan rã các cản trở sự chuyển động và lan tràn của tế bào ung thư.