Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim

03-11-2024 09:22 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) nằm giữa khu bảo tồn sim, không những bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mà còn là điểm đến thu hút du khách.

Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim- Ảnh 1.

Theo UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), dự án đầu tư xây dựng làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện (gọi tắt làng văn hoá) tọa lạc giữa khu bảo tồn sim tại xã Hồng Thượng.

Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim- Ảnh 2.

Tháng 5/2023, giai đoạn 1 dự án được khởi công với tổng đầu tư 21 tỷ đồng từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim- Ảnh 3.

Giai đoạn 1 dự án gồm các hạng mục như khối nhà sinh hoạt cộng đồng chung, nhà sinh hoạt truyền thống của các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, đường giao thông, các hạng mục phụ trợ như sân vườn, điện, nước, cảnh quan cây xanh…

Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim- Ảnh 4.
Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim- Ảnh 5.
Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim- Ảnh 6.
Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim- Ảnh 7.

Các hạng mục được thiết kế độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc.

Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim- Ảnh 8.

Bên trong các hạng mục của làng văn hoá.

Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim- Ảnh 9.
Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim- Ảnh 10.

Các hoạt động văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới được tổ chức tại làng văn hoá.

Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim- Ảnh 11.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, ngoài mục đích bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên cả 2 khía cạnh văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, làng văn hóa còn là điểm đến thu hút khách du lịch, tạo cơ hội cho bà con địa phương giao lưu, học hỏi, phát triển kinh tế từ du lịch văn hóa.

Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim- Ảnh 12.

"Làng văn hóa đi vào hoạt động, nhiều lễ hội truyền thống, cảnh sinh hoạt thường nhật, nét đẹp cổ truyền độc đáo của các đồng bào được tập trung tái hiện. Huyện sẽ giao cho các xã trực tiếp khảo sát, xây dựng, tái hiện lại không gian văn hóa cổ xưa của đồng bào trên từng địa bàn, đồng thời phối hợp với các già làng, trưởng bản, người có uy tín, trao truyền những tư liệu có giá trị cao cho làng văn hóa", ông Hùng nói.

Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim- Ảnh 13.

Chủ tịch UBND huyện A Lưới chia sẻ, trong tương lai, làng văn hóa sẽ là điểm du lịch độc đáo, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, qua đó tạo nguồn thu cho địa phương.

Diện mạo làng văn hoá hàng chục tỷ đồng giữa khu bảo tồn sim- Ảnh 14.

Theo UBND huyện A Lưới, huyện đang xây dựng Đề án quy hoạch chi tiết làng văn hóa với quy mô 30ha với các hạng mục tiếp tục xây dựng là nhà ở truyền thống của các dân tộc, quảng trường trung tâm, khu làng nghề, bảo tàng dân tộc học, khu nhà mồ, ruộng lúa, tái hiện lại vòng đời của con người, của cây lúa, tái hiện lại những nghề truyền thống, dân ca…

Tại lễ công bố quyết định của Thủ tướng công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá, A Lưới được công nhận thoát nghèo là một mốc son đáng tự hào trong hành trình phát triển của huyện và cũng là niềm vui chung của toàn tỉnh.

Ông Phương đề nghị, để kinh tế xã hội và đời sống của người dân ngày được nâng cao, A Lưới thoát nghèo bền vững, huyện cần phải tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, tiếp tục xây dựng và phát triển địa phương với chất lượng cao hơn, bền vững hơn.

"Cần duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đưa huyện ngày càng phát triển góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương", ông Phương nói.

Cận cảnh ngôi chùa nghìn tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giáCận cảnh ngôi chùa nghìn tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá

SKĐS - Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.

Hoàng Dũng
Ý kiến của bạn