Điền kinh Việt Nam cần chú trọng đào tạo lực lượng trẻ

14-11-2008 16:07 | Văn hóa – Giải trí
google news

Nếu như tại các Đại hội Đông Nam Á trước đây, Việt Nam chỉ giành được huy nhiều chương ở những môn võ thuật, bắn súng... thì nay điền kinh đã ghi danh mình và dần khẳng định vị thế của môn thể thao thế mạnh khi liên tục đóng góp số lượng lớn HCV vào bảng thành tích của TTVN.

Nếu như tại các Đại hội Đông Nam Á trước đây, Việt Nam chỉ giành được huy nhiều chương ở những môn võ thuật, bắn súng... thì nay điền kinh đã ghi danh mình và dần khẳng định vị thế của môn thể thao thế mạnh khi liên tục đóng góp số lượng lớn HCV vào bảng thành tích của TTVN.
 
Những cái tên như: Thu Lan, Khánh Đoan từng thi nhau phá kỷ lục trên sân Hà Nội, hay gần đây là Bùi Thị Nhung, Vũ Thị Hương, Nguyễn Duy Bằng, Nguyễn Đình Cương... đã không ít lần làm nức lòng người hâm mộ, là tấm gương phản chiếu của nhiều quốc gia hàng đầu về thể thao trong khu vực. Tuy nhiên, thành tích của Điền kinh Việt Nam đang có chiều hướng đi xuống và dần đánh mất sức mạnh của mình, cụ thể ở những nội dung sở trường như: nhảy cao, 100m, 200m, 1.500m... các VĐV đã ngày càng sa sút về thành tích, thậm chí cả tinh thần thi đấu cũng đã phần nào thiếu tính "cống hiến". Là một trong những quốc gia có môn điền kinh phát triển mạnh, đã không ít lần đăng quang tại các giải đấu lớn và việc chiếm lĩnh phần lớn số huy chương tại sân chơi khu vực đã trở nên "quen thuộc" với người dân Việt Nam. Kết quả ấy có được, trước hết phải kể đến công sức đóng góp của các VĐV, đã cố gắng, nỗ lực luyện tập, thi đấu giành thành tích tốt nhất, thứ nữa cũng cho thấy công tác đào tạo VĐV của các địa phương đã đi đúng hướng, bổ sung nhiều nhân tài cho đội tuyển quốc gia. Nhưng những thuận lợi đó đã chưa được khai thác triệt để và hiệu quả, nên thành tích của điền kinh Việt Nam giờ đây đã dần cạn kiệt và đòi hỏi phải có một lứa mới để kế tục đã trở thành khó khăn, thách thức.
 
 Điền kinh Việt Nam cần chú trọng hơn nữa về lực lượng trẻ kế cận.
Trước bối cảnh đó, điền kinh Việt Nam lại càng cần nhanh chóng khắc phục để rút ngắn khoảng cách với các nước bạn. Trong những giải đấu quốc tế gần đây, cho thấy sự tiến bộ trông thấy của các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Singapore... Đây thực sự là mối lo ngại cho điền kinh Việt Nam tại SEA Games 25 này. Trong khi đó, điều kiện tập huấn, thi đấu nước ngoài của các VĐV cũng không được nhiều, số VĐV trẻ được tham dự các chuyến tập huấn này cũng hạn chế (do kinh phí) nên ít có cơ hội để cọ xát. Các giải đấu trong nước hầu hết các VĐV đỉnh cao đều tham dự nhưng lại không có nhiều nhân tố để cạnh tranh, việc VĐV nào có khả năng giành huy chương đều có thể dự đoán trước, tới gần 100% nên sân chơi này đã không còn hấp dẫn. Các VĐV đã đạt huy chương cũng chưa thực sự nỗ lực hết mình trong việc "cải thiện" thành tích vốn có và để lập nên kỷ lục mới, nên một số giải đấu được tổ chức đã không mang lại hiệu quả, tốn kém thời gian.

Để nâng tầm chất lượng và không ngừng đào tạo nên nhiều VĐV tài năng, trong thời gian tới, điền kinh mà cụ thể là liên đoàn, bộ môn cũng đã có không ít các giải pháp để nhanh chóng tìm lại "ánh hào quang" tại sân chơi khu vực, rút ngắn khoảng cách trình độ so với mặt bằng chung của quốc gia trong châu lục. Tuy nhiên, nhiều nguyên nhân, kể cả khách quan và chủ quan vẫn hằng ngày tác động đến bộ môn vốn "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" này đã khiến nảy sinh nhiều bất cập trong quá trình giải quyết công việc. Hơn nữa, các vấn đề đó cũng cần sớm được giải quyết triệt để mới mong có được sự phối hợp ăn ý. Đặc biệt, công tác đào tạo VĐV trẻ ở các tuyến cũng cần được rà soát lại, việc nhất nhiết phải có hội đồng tuyển chọn VĐV đã được ấp ủ từ lâu, cũng được vạch ra tại Hội thảo (được tổ chức trong khuôn khổ giải VĐQG 2008) nhưng dường như vẫn chưa thể đi đến sự thống nhất.

Theo ý kiến nhiều nhà quản lý, chuyên môn, HLV... của bộ môn này, điền kinh Việt Nam muốn khẳng định vị thế của mình tại sân chơi châu lục, tiếp tục là môn thế mạnh của thể thao Việt Nam ở các kỳ SEA Games, xứng danh là môn thể thao "nữ hoàng" xem ra cần phải có những bước đột phá quan trọng trong cách làm, đôi khi cũng phải cần tới cả sự "thay máu" để tạo sinh khí mới cho sự phát triển.

Thiên Hà (TCTDTT)


Ý kiến của bạn