Diễn biến ô nhiễm không khí ở Hà Nội những ngày tới

26-12-2024 12:03 | Xã hội
google news

SKĐS - Dự báo đợt ô nhiễm không khí tiếp theo từ 30/12 ở mức độ rất nghiêm trọng, chủ yếu ở ngưỡng tím. Đặc biệt, đợt ô nhiễm này sẽ kéo dài cả ngày, thay vì tập trung vào đêm và sáng.

Sẽ phải cảnh báo ô nhiễm không khí như dự báo thời tiếtSẽ phải cảnh báo ô nhiễm không khí như dự báo thời tiết

SKĐS - Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ TN&MT đã huy động các nguồn lực và tiếp cận các phương pháp dự báo tiên tiến trên thế giới để đưa ra các dự báo và cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt ở Hà Nội và TP.HCM.

Sáng nay (26/12), ô nhiễm không khí tiếp tục tại các tỉnh miền Bắc, trong đó Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, ô nhiễm chủ yếu ở ngưỡng đỏ (có hại cho sức khoẻ mọi người).

Riêng tỉnh Thái Nguyên, ô nhiễm không khí lên ngưỡng tím tại cả 3 điểm đo trên đường Hùng Vương, điểm đo phường Quan Triều và điểm đo Sân vận động gang thép. Đây là ngưỡng ô nhiễm rất có hại cho sức khoẻ mọi người.

Diễn biến ô nhiễm không khí ở Hà Nội những ngày tới- Ảnh 2.

Hà Nội còn nhiều đợt ô nhiễm không khí trong thời gian tới.

Theo dự báo trên trang theo dõi chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ, trong hai ngày cuối tuần 28-29/12, nhờ một đợt gió mùa đông bắc tràn xuống, chất lượng không khí ở các tỉnh miền Bắc sẽ được cải thiện, duy trì ở ngưỡng vàng (chất lượng không khí trung bình).

Tuy nhiên, ngay sau đó, từ 30/12, các tỉnh miền Bắc lại bước vào một đợt ô nhiễm không khí mới với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng hơn.

Trang https://aqicn.org/ nhận định, đợt ô nhiễm tiếp theo từ 30/12 ở mức độ rất nghiêm trọng, chủ yếu ở ngưỡng tím. Đặc biệt, đợt ô nhiễm này sẽ kéo dài cả ngày, thay vì tập trung vào đêm và sáng như đợt ô nhiễm không khí đang diễn ra.

Miền Bắc đang trong mùa ô nhiễm không khí, kéo dài từ tháng 10 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau. Thời gian này, Hà Nội, Thái Nguyên và các tỉnh đồng bằng sông Hồng thường hứng chịu các đợt ô nhiễm không khí kéo dài nhiều ngày với mức độ nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ mọi người, nhất là những người mắc bệnh hô hấp và tim mạch, người già, trẻ em.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc được xác định bởi các nguyên nhân chính như hoạt động giao thông, công nghiệp, xây dựng và các hoạt động dân sinh như đốt rác, đốt rơm rạ, than tổ ong.

Hà Nội là một trong hai thành phố lớn nhất của Việt Nam. Với tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế và gia tăng dân số nhanh chóng, ô nhiễm không khí đang trở thành một trong những vấn đề cần ưu tiên giải quyết. Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1,1 triệu xe ô tô; 6,9 triệu xe máy, 10 khu công nghiệp; 70 cụm công nghiệp; 1370 làng nghề đang hoạt động. Đây là những hoạt động cần được chú ý, kiểm soát trong công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất lượng không khí của thành phố Hà Nội nói riêng.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016-2020, nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2018-2020 vượt khoảng gần 2 lần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT (25 μg/m3). Nồng độ bụi PM10 trung bình năm vượt quá giới hạn QCVN từ 1,3 đến 1,6 lần. Số ngày trong năm 2019 có chỉ số chất lượng không khí (VN_AQI) ở mức kém và xấu (tính trung bình các trạm) chiếm tỉ lệ 30,5% tổng số ngày quan trắc trong năm, một số ngày chất lượng không khí suy giảm đến ngưỡng rất xấu (VN_AQI trên 200).

Nhận định chung về chất lượng không khí Hà Nội và xu hướng thì bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm vượt QCVN 05:2013/BTNMT; gấp nhiều lần khuyến nghị của WHO.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên thường xuyên theo dõi chất lượng không khí để có biện pháp bảo vệ sức khoẻ. Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, cần sử dụng khẩu trang có khả năng chống bụi mịn PM2,5.

Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực bị ô nhiễm không khí. Thực hiện vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Đối với người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch thì cần theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

Hà Nội cấm dùng than tổ ong, đốt rơm rạ để giảm thiểu ô nhiễm không khíHà Nội cấm dùng than tổ ong, đốt rơm rạ để giảm thiểu ô nhiễm không khí

SKĐS - Để bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí, Hà Nội tiến tới cấm sử dụng than tổ ong, đốt rơm rạ, giảm triệt để tình trạng đốt vàng mã, 100% các công trường xây dựng thực hiện các biện pháp giảm bụi...

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những điểm mới trong quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 mà thí sinh cần biết | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn