Hà Nội

Điện Biên lại xảy ra động đất 3,6 độ richter

10-08-2022 08:19 | Xã hội
google news

SKĐS - Sáng 10/8, trận động đất mạnh 3,6 độ richter xảy ra ở khu vực huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, bước đầu không gây thiệt hại về người và tài sản.

Động đất ở Kon Tum chưa từng có trong lịch sử Động đất ở Kon Tum chưa từng có trong lịch sử

SKĐS - Trong khoảng thời gian hơn 100 năm, khu vực huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) chỉ ghi nhận được 33 trận động đất có độ lớn từ 2,5 trở lên. Trong khi từ năm 2021 đến nay, tại đây đã xảy ra 169 trận động đất.

Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu, vào lúc 03 giờ 29 phút 17 giây (giờ Hà Nội) ngày 10 tháng 08 năm 2022 một trận động đất có độ lớn 3.6 xảy ra tại vị trí có tọa độ (22.241 độ vĩ Bắc, 102.262 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 12 km, xảy ra tại khu vực huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Điện Biên lại xảy ra động đất 3,6 độ - Ảnh 2.

Vị trí xảy ra trận động đất sáng nay tại Điện Biên.

Tỉnh Điện Biên nằm trên hai đới đứt gãy lớn chạy qua, gồm: Điện Biên - Mường Lay, kéo dài khoảng 200 km và Sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu. Vì vậy, các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Mường Chà, thị xã Mường Lay và huyện Mường Nhé thường xảy ra động đất.

Được biết trong quá khứ, ở khu vực tỉnh Điện Biên đã từng xảy ra động đất lớn hơn hiện tại như: Động đất Điện Biên năm 1935 cường độ 6,75 độ richter, động đất Tuần Giáo năm 1983 cường độ 6,8 độ richter gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Vì là khu vực thường xuyên có các khối đứt gãy dịch chuyển nên Điện Biên thường phải hứng chịu những trận động đất nhỏ và vửa. Theo các chuyên gia, việc xuất hiện đứt gãy ở một địa điểm, vị trí nào đó cũng không phải là ngẫu nhiên, mà thường chỉ ở những nơi xung yếu nhất của vỏ Trái đất. Một đứt gãy xuất hiện không phải ngay lập tức, mà đó là cả một quá trình dài, có khi hàng triệu, hàng trăm triệu năm.

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều biểu hiện, trong đó, động đất cũng là một trong những bằng chứng rõ rệt nhất, cho thấy đây phần lớn đều là những đứt gãy đang hoạt động, đang dịch chuyển, đang cụ cựa, đang "thở". Vì thế, chắc chúng ta sẽ tiếp tục phải sống chung với động đất ở khu vực này.

Tuy vậy, động đất là quá trình giải phóng năng lượng mà lòng đất đã tích lũy lại sau một thời gian dài, có khi đến hàng chục, hàng trăm năm. Giải phóng ra càng thường xuyên thì khả năng có động đất lớn lại càng có xu hướng ít đi. Do vậy việc xuất hiện thường xuyên các trận động đất nhỏ như vậy không đáng lo ngại.

Động đất liên tiếp tại Nhật Bản, không có cảnh báo sóng thần Động đất liên tiếp tại Nhật Bản, không có cảnh báo sóng thần

Chỉ trong sáng 4/8, một trận động đất có độ lớn 5,7 đã xảy ra quần đảo Izu của Nhật Bản, còn một trận động đất khác có độ lớn 5,6 đã xảy ra tại khu vực bờ biển ở tỉnh Fukushima của nước này.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Vì sao bị rát lưỡi khi ăn dứa? Khắc phục thế nào? I SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn