Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia

30-07-2021 16:20 | Y tế
google news

SKĐS - Cập nhật thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh trong ngày 30/7

17:35, 30-07-2021

TP.HCM: Cảnh báo việc làm giả thẻ có logo và con dấu để được ra đường

Sở Thông tin và Truyền (TT-TT) TP.HCM thông cảnh báo việc làm giả, cung cấp, sử dụng các loại giấy đi đường, giấy xác nhận làm việc,… Các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 1.

Trên mạng xã hội có thông tin về việc rao bán, trao đổi thẻ có logo và con dấu của công ty TNHH Grab

Theo thông tin từ trung tâm báo chí TP.HCM, ngày 29/7/2021, trên mạng xã hội có thông tin về việc rao bán, trao đổi thẻ có logo và con dấu của công ty TNHH Grab. Sau khi làm việc với công ty TNHH Grab, Sở TT-TT xác định, đây là hành vi lợi dụng hình ảnh mẫu thẻ có logo và con dấu của Grab được công bố, đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan chức năng Thành phố.

Tất cả ĐBQH và những người liên quan đều âm tính với SARS-CoV-2

Thông tin đến báo chí, Tổng Thư ký – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (VPQH) Bùi Văn Cường cho biết đến 22h ngày 28/7, tất cả ĐBQH, cán bộ phục vụ (kể cả lái xe), các phóng viên báo chí, những người tham gia kỳ họp đều có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính.

Ngày 30/7, sau khi Kỳ họp thứ nhất – Quốc hội khóa XV kết thúc được hơn 1 ngày, Tổng Thư ký – Chủ nhiệm VPQH đã thông tin đến báo chí về tình hình đảm bảo an toàn cho kỳ họp trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 2.

Các ĐBQH dự Kỳ họp thứ nhất - Quốc hội khóa XV.

Theo Chủ nhiệm VPQH Bùi Văn Cường, tại kỳ họp công tác phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện hết sức nghiêm ngặt theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Điều này được thể hiện qua các việc cụ thể.

15:03, 30-07-2021

F0, F1 ở nhà cần lưu ý những gì để nâng cao sức khỏe?

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chia sẻ những lưu ý để các trường hợp F0, F1 tại nhà nâng cao sức khỏe.

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 3.

Theo chia sẻ từ HCDC, một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng giúp bản thân vượt qua được bệnh tật. Các F0, F1 khi thực hiện cách ly tại nhà cần lưu ý một số vấn đề sau để nâng cao sức khỏe.

Từ 0 giờ ngày 30/7, không kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch đối với phương tiện có giấy nhận diện

Ngày 29/7, Văn phòng Chính phủ có văn bản hỏa tốc số 5187/VPCP-CN gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19.

Tiếp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1015/TTg-CN ngày 25/7/2021, để tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành có ý kiến chỉ đạo không kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch đối với phương tiện có Giấy nhận diện có QR Code còn thời hạn do ngành Giao thông vận tải cấp vận chuyển hàng hóa phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng (trừ các hàng hóa cấm sản xuất, kinh doanh theo quy định) trên tất cả các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả nước.

Trường hợp phương tiện không có Giấy nhận diện có QR Code hoặc có nhưng hết thời hạn thì thực hiện kiểm tra việc khai báo y tế và Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm với SARS-CoV-2 đối với người trên phương tiện. Việc kiểm tra đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa khi ra, vào các địa điểm tập kết, trung chuyển giao nhận hang hóa (cảng, bến, nhà ga, kho, bãi, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất…) đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu phòng chống dịch, không gây ùn tắc giao thông

Người trên phương tiện chở hàng hóa lưu thông phải thực hiện nghiêm quy định 5K và có Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trong thời hạn 72 giờ kể từ thời điểm có kết quả xét nghiệm.

Các shipper vận chuyển hàng thiết yếu cho khu phong tỏa, cách ly…được phép di chuyển liên quận

UBND TP.HCM vừa ban hành Công văn khẩn số 2522/UBND -VX về việc kiểm soát việc di chuyển trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Công văn từ UBND TP.HCM, đội ngũ người giao hàng (shipper), được hoạt động từ 06 giờ đến 18 giờ mỗi ngày và phải đảm bảo các đặc điểm nhận diện khi lưu thông trên đường như: đồng phục, thùng hàng, logo doanh nghiệp, giấy thông hành của doanh nghiệp cấp cho shipper, ứng dụng quản lý đơn hàng...

Đồng thời, phải có bảng tên thẻ cứng có hình, xác nhận của doanh nghiệp cho từng shipper và ứng dụng công nghệ nhận diện shipper thông qua mã QR code; thực hiện băng đeo tay nền xanh đậm, kích thước ống đeo cao 20cm, in chữ “Shipper” màu trắng.

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 4.

Shipper được hoạt động từ 06 giờ đến 18 giờ mỗi ngày và phải đảm bảo các đặc điểm nhận diện khi lưu thông trên đường

Riêng các shipper thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu cho người dân trong các khu phong tỏa, khu cách ly, cơ sở y tế, cơ sở thu dung, cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 thì được phép di chuyển liên quận - huyện, TP Thủ Đức.

Đối với trường hợp người dân đi chợ, siêu thị, UBND phường - xã - thị trấn tổ chức phát phiếu đi chợ, siêu thị cho người dân theo quy định trong đó ghi rõ thời gian đi và các địa điểm chợ, siêu thị, cửa hàng gần nhất để người dân mua sắm.

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương chi viện hỗ trợ TP.HCM

Chiều ngày 29/7/2021, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương đã tổ chức lễ xuất quân đoàn công tác gồm 28 cán bộ lên đường hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19.

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 5.

Đoàn công tác Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương trước giờ xuất quân

Bộ Y tế hoả tốc đề nghị các địa phương huy động y tế tư nhân tham gia phòng chống dịch COVID-19

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố, để tăng cường nguồn lực cho công tác phòng chống dịch, Bộ Y tế đã có văn bản số 6140/BYT- KCB do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ký ban hành ngày 30/7/2021 về vệc huy động các cơ sở khám chữa bệnh tham gia phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Tại công văn này, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh, thành phố căn cứ diễn biến dịch tại địa phương, căn cứ Điều 48 và Điều 55 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Điều 39 và Điều 53 của Luật khám bệnh, chữa bệnh, để huy động nguồn lực từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn phục vụ hoạt động phòng chống dịch COVID-19.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Các địa phương phải nâng mức chống dịch lên rất cao, thiết lập ngay khu điều trị hồi sức

Sáng ngày 30/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 và phương án tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ Nhất liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 6.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Bộ Y tế nhận định tình hình dịch tới đây sẽ còn những diễn biến phức tạp, số ca mắc có thể sẽ gia tăng nhanh. Do đó, các địa phương phải nâng cảnh báo phòng chống dịch lên mức rất cao.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương phải nâng cảnh báo phòng chống dịch COVID-19 lên mức rất cao, phải chuẩn bị kịch bản cho tình huống xấu có thể xảy ra; trong công tác điều trị cần thiết lập ngay khu điều trị hồi sức

14:26, 30-07-2021

Sáng 30/7: Có 4.992 ca mắc COVID-19, hơn 5,5 triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng

Bản tin dịch COVID-19 sáng 30/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 4.992 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 2.740 ca. Tổng số ca mắc ở nước ta đến nay là 133.405. Đã có hơn 5,5 triệu liều vắc xin được tiêm chủng

Thông tin các ca mắc mới:

Tính từ 18h30 ngày 29/7 đến 6h ngày 30/7 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.992 ca mắc mới, trong đó 05 ca nhập cảnh và 4.987 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.740), Bình Dương (1.284), Tiền Giang (242), Đồng Nai (203), Đồng Tháp (90), Tây Ninh (88), Bến Tre (79), Khánh Hòa (78), Hà Nội (63), Cần Thơ (23), Long An (21), Phú Yên (17), Bình Định (17), Kiên Giang (17), Vĩnh Long (15), Thái Nguyên (3), Đắk Nông (2), Hà Tĩnh (2), Lạng Sơn (2), Nam Định (1) trong đó có 987 ca trong cộng đồng.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Tính đến sáng ngày 30/7, Việt Nam có 133.405 ca mắc trong đó có 2.213 ca nhập cảnh và 131.192 ca mắc trong nước.

- Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 129.622 ca, trong đó có 29.006 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

- Có 04/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn.

- Có 10 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 7.

Tình hình điều trị

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 31.780 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 346 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 19 ca.

- Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo có 159 ca tử vong do COVID-19 (số 864-1022) từ ngày 27-29/7/2021 tại 08 tỉnh, thành phố sau:

+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-29/7: 132 ca

+ Tại Tỉnh Long An từ ngày 27-29/7: 09 ca

+ Tại Tỉnh Đồng Tháp từ ngày 27-28/7: 06 ca

+ Tại Thành phố Đà Nẵng từ ngày 27-28/7: 03 ca

+ Tại Thành phố Hà Nội ngày 28/7: 01 ca

+ Tại Tỉnh Khánh Hòa ngày 27/7: 03 ca

+ Tại Tỉnh Đồng Nai từ ngày 27-29/7: 04 ca

+ Tại Tỉnh Vĩnh Long ngày 27/7: 01 ca

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 5.711.291 mẫu cho 16.529.067 lượt người.

Tình hình tiêm chủng

Trong ngày có 208.041 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 5.529.898 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.983.496 liều, tiêm mũi 2 là 546.402 liều.

Thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai lên đường vào TP.HCM chống dịch

BV Bạch Mai đã cử đoàn thầy thuốc gồm những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm, Chống nhiễm khuẩn, Hô hấp...  lên đường hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19.

Đoàn thầy thuốc sẽ khảo sát để lập Bệnh viện dã chiến Hồi sức Bạch Mai - Hồ Chí Minh với qui mô 500 giường.

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 8.

PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc BV Bạch Mai động viên thầy thuốc trước giờ lên đường

Thầy thuốc của BV Bạch Mai đến TP. HCM lần này  đều là những cái tên quen thuộc đã từng có mặt ở các  "điểm nóng” Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Giang như TS. Đỗ Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9; TS. Trương Anh Thư - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; Th.S Phạm Thế Thạch - Phó khoa Hồi sức cấp cứu, ThS. Nguyễn Quốc Thái - Trung tâm Bệnh Nhiệt đới...

Sau khi đoàn khảo sát thống nhất được phương án và địa điểm xây dựng Bệnh viện Hồi sức Bạch Mai - Hồ Chí Minh, bệnh viện sẽ chi viện tiếp khoảng 200 cán bộ cùng cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy thở, máy lọc máu, hệ thống ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo) cùng các vật tư y tế để hỗ trợ công tác điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.

Sáng nay, Hà Nội có thêm 17 ca bệnh COVID-19

Sáng 30/7, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 17 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2, trong đó có 04 trường hợp tại cộng đồng và 13 trường hợp đã được cách ly.

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 9.

17 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn Hà Nội thuộc các quận, huyện: Thạch Thất (06), Hoàng Mai (03), Hai Bà Trưng (02), Đan Phượng (02), Đống Đa (02), Mê Linh (01), Phú Xuyên (01). Phân bố theo chùm ca bệnh: ho sốt cộng đồng thứ phát (11), ho sốt cộng đồng (02), B6 Trại Găng, Hai Bà Trưng (02), Bệnh viện Phổi Hà Nội (01), TP. Hồ Chí Minh (01).

Như vậy, trong đợt dịch thứ 4 từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội có 998 trường hợp dương tính, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 606, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 392.

Bộ Y tế thiết lập Trung tâm hồi sức tại Bình Dương, hỗ trợ nhân lực đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin COVID-19

Tại buổi làm việc với Bình Dương về công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh tỉnh cần thực hiện nghiêm giãn cách theo Chỉ thị 16 và test nhanh để “đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt”. Bộ Y tế sẽ thiết lập Trung tâm hồi sức tại Bình Dương, hỗ trợ nhân lực đẩy nhanh tiêm chủng của tỉnh.

Đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Bình Dương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh vào chiều ngày 29/7.

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 10.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cùng Đoàn khảo sát của Bộ Y tế đi khảo sát Xưởng khởi nghiệp Trường Đại học Quốc tế miền Đông

Cùng dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn – Trưởng Đoàn công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ các tỉnh miền Đông Nam Bộ phòng chống dịch COVID-19.

Về phía tỉnh Bình Dương làm việc với đoàn có ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan.

Người khuyết tật và yếu thế được tiêm vắc xin phòng COVID-19

Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho gần 150 người đủ điều kiện tiêm chủng thuộc 8 nhóm khuyết tật và yếu thế.

Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiêm vắc xin cho gần 50 người thuộc nhóm khuyết tật và yếu thế. Như vậy, tổng số đã có gần 200 người khuyết tật và yếu thế được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tính mạng của nhân dân, đặc biệt là những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội.

Việc tiêm vắc xin cho người lao động khuyết tật được thực hiện theo chủ trương của Chính phủ ưu tiên tiêm vắc xin cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội (Nghị quyết số 21/NQ-CP) và hướng dẫn của Bộ Y tế về việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội (văn bản số 3823/BYT-DP ngày 07 tháng 5 năm 2021).

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 11.

Người đến tiêm được hướng dẫn viên (áo dài xanh) hỗ trợ khai báo y tế và hoàn thiện thủ tục.

Quảng Bình: 14 ca dương tính với SARS-CoV-2 nhập cảnh qua cửa khẩu Cha Lo

Sáng ngày 30/7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình phát thông báo về 14 trường hợp dương tính SARS- CoV-2 nhập cảnh qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo. Tất cả các trường hợp trên đều được đưa đến bệnh viện dã chiến tỉnh để cách ly và điều trị.

Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình nhận được thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình về 2 đoàn nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Huyện Minh Hóa) ngày 28/7.

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 12.

Bệnh nhân được đưa về bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19

Đoàn thứ nhất gồm 13 công dân Việt Nam lao động tự do tại Thái Lan, đã được cách ly y tế 14 ngày tại tỉnh Khăm Muộn (Lào). Hết thời hạn cách ly, đoàn này nhập cảnh vào Việt Nam. Đoàn thứ hai gồm 5 công dân Việt Nam lao động ở Viêng Chăn (Lào). Tất cả 18 công dân nói trên không có các triệu chứng sốt, ho, khó thở.

Hà Nội nên thí điểm cách ly F1 tại nhà

PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, Hà Nội cần thực hiện giãn cách nghiêm theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, để cắt đứt chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng. Đồng thời nên thí điểm việc cách ly F1 tại nhà, để phòng tình huống số mắc tăng lên.

Trong đợt dịch thứ 4 kéo dài từ ngày 27/4 đến sáng ngày 29/7, Hà Nội phát hiện 948 ca, trong đó số mắc ngoài cộng đồng 558 ca (nhiều trường hợp được sàng lọc ngoài cộng đồng với biểu hiện ho, sốt…), số mắc là đối tượng đã được cách ly 360 ca.

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 13.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết ngay từ đầu các chuyên gia đã nhận Hà Nội là "vùng trũng" của dịch nên nguy cơ cao.

Hiện tại còn 679 trường hợp tại 11 chùm ca bệnh, trong đó có 08 chùm ca bệnh không rõ nguồn lây là: sàng lọc ho sốt tại cộng đồng nguyên phát (34), ho sốt tại cộng đồng thứ phát (138), nhà thuốc Đức Tâm (62), Nguyễn Khuyến, Đống Đa (77), Tân Mai, Hoàng Mai (85), Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng (36), B6 Trại Găng, Hai Bà Trưng (30), Bệnh viện Phổi Hà Nội (43).

Đáng chú ý, Hà Nội xuất hiện ổ dịch mới tại Bệnh viện Phổi Hà Nội đến sáng 29/7 đã ghi nhận 43 ca. Từ 6h ngày 24/7, thành phố Hà Nội cũng chính thức thực hiện việc giãn cách theo Chỉ thị 16.

Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia quy mô gần 8.000 giường

Theo Bộ Y tế Việc đưa vào hoạt động các trung tâm hồi sức tích cực quốc gia, trung tâm hồi sức tích cực vùng là "cần thiết và cấp bách" nhằm nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực, đáp ứng công tác thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 nặng

Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 3616/QĐ-BYT phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng".

Bộ Y tế nhận định, Việt Nam đang phải đối mặt với "làn sóng thứ tư" của dịch bệnh COVID-19 tấn công và gây hậu quả nghiêm trọng, số lượng ca bệnh COVID-19 trên cả nước tăng rất nhanh với trên 100 nghìn ca nhiễm mới.

Sự xuất hiện biến chủng Delta tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm, làm tăng ca bệnh nặng so với 3 đợt dịch trước, số ca bệnh nguy kịch và tử vong tăng cao. Hệ thống khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn chưa từng có trong lịch sử.

Tổ công tác Bộ Y tế tư vấn chăm sóc người nhiễm COVID-19 ở khu cách ly của Tân Phú

Trước tình trạng các ca bệnh tăng cao, Quận Tân Phú (TP.HCM) tức tốc triển khai mô hình chăm sóc bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng ngay tại khu cách ly tập trung trên địa bàn quận.

Theo lãnh đạo quận Tân Phú, để giảm tải cho các bệnh viện dã chiến, khi được sự cho phép của cấp trên, quận đã khẩn trương chuẩn bị 2 khu cách ly để tiếp nhận và chăm sóc người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, tuy nhiên chưa có triệu chứng gì.

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 14.

Phòng đã chuẩn bị sẵn sàng

Hai địa điểm được trưng dụng làm khu cách ly, chăm sóc ca nhiễm COVID-19 ở Tân Phú là trường THPT Lê Trọng Tấn và THCS Tân Thất Tùng (phường Kỳ Sơn). Theo kế hoạch, từ 30/7 sẽ bắt đầu đón ca nhiễm đến điểm trường THPT Lê Trọng Tấn (với số lượng 300 ca) để chăm sóc. Công tác chuẩn bị được làm rất khẩn trương.

BV Dã chiến số 13 sẽ trở thành BV Hồi sức COVID-19 quy mô 500 giường

Chiều 29/7, GS.TS Trần Bình Giang – Giám đốc BV Hữu nghị Việt - Đức đã cùng đoàn đi khảo sát tại một số bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 ở TP.HCM để khẩn trương xây dựng BV Hồi sức COVID-19 quy mô 500 giường bệnh.

Đoàn đã khảo sát tại BV Dã chiến số 6 (phường An Khánh, TP. Thủ Đức). BV có quy mô 5.000 giường bệnh, hiện đang có hơn 4.000 trường hợp COVID-19 điều trị. Tất cả các bệnh nhân tại đây đều có bệnh lý nền, trong đó 50 bệnh nhân thở oxy.

Đoàn cũng đã khảo sát tiến độ xây dựng tại BV Dã chiến số 13 (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh). Tại đây nhiều dãy nhà đang được khẩn trương hoàn thành.

Diễn biến dịch ngày 30/7: Tất cả ĐBQH âm tính với SARS-CoV-2, Bộ Y tế lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia - Ảnh 15.

GS.TS Trần Bình Giang (bên trái) cùng đoàn khảo sát tại BV Dã chiến số 6.

Theo GS.TS Trần Bình Giang, về cơ sở vật chất, BV Hồi sức cần nhất là mặt bằng thông thoáng có thể cấp khí y tế vào. Tại mỗi phòng điều trị có thể điều trị cho 30 bệnh nhân. Đối với quy mô 500 giường bệnh, ít nhất cần 100 giường được trang bị thở máy, 100 giường thở oxy liều cao.

Đối với cơ sở vật chất đang được thiết lập tại BV Dã chiến số 13 phù hợp để xây dựng BV Hồi sức COVID-19. Tuy nhiên, theo GS.TS Trần Bình Giang để sớm đưa vào hoạt động, bệnh viện cần được UBND TP.HCM và ngành y tế thành phố hỗ trợ thêm nhân lực khối hậu cần. BV Hữu nghị Việt - Đức sẽ “chi viện” đội quân tinh nhuệ là những bác sĩ hồi sức, điều dưỡng có khả năng thiết lập thở máy để điều trị tốt nhất cho người bệnh.



Thanh Loan
Ý kiến của bạn