Dòng thời gian 23:05, 16-07-2021 Đề xuất dùng khu nghỉ dưỡng, khách sạn, ký túc xá... làm nơi điều trị F0 COVID-19 Ngày 16/7, Bộ Y tế đã có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu bệnh nhan COVID-19. Theo đó, Bộ Y tế trình Thủ tướng cho mở rộng các cơ sở được thu dung, điều trị ban đầu COVID-19 với nhiều địa điểm như doanh trại quân đội, nhà nghỉ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, ký túc xá trường học, khu ở của nhà máy, xí nghiệp… Trước tình hình diễn biến phức tạp hiện nay của dịch COVID-19, số ca bệnh tăng nhanh trong thời gian ngắn, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. Để tổ chức phòng, chống dịch và theo dõi, điều trị cho người bệnh COVID-19, tại nhiều tỉnh, thành phố đã thành lập các Cơ sở thu dung, điều trị ban đầu COVID-19. Các cơ sở này tiếp nhận, theo dõi và điều trị bệnh nhân COVID-19 ở mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng, để giảm cho tải khu vực bệnh viện tập trung điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ vừa và nặng. Mô hình này cũng đã thí điểm được áp dụng thành công tại tỉnh Bắc Giang và hiện nay tại TP Hồ Chí Minh. Tối 16/7, Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca dương tính với SARS-CoV-2 Tối 16/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội có báo cáo về trường hợp dương tính mới với virus SARS-Cov-2 tại cộng đồng. Bệnh nhân là T.T.H, nữ, sinh năm 1990; ở Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bệnh nhân này là nhân viên Ngân hàng VietinBank, 25 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngày 16/7, bệnh nhân đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám và được chuyển vào khu sàng lọc người ho, sốt. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính với vi rút SARS-Cov-2. Ngay sau khi ghi nhận thông tin ca bệnh dương tính, CDC Hà Nội đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan phối hợp điều tra dịch tễ và rà soát các trường hợp tiếp xúc gần. Trước đó, trong sáng 16/7, Sở Y tế Hà Nội đã công bố thêm 6 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 3 nhân viên làm việc tại Viện Cơ khí năng lượng và mỏ - Vinacomin, địa chỉ ở 565 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Bộ Y tế khảo sát thí điểm cách ly F1 tại nhà trên địa bàn tỉnh Bình Dương Tổ Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đã khảo sát việc thực hiện thí điểm cách ly F1 của bệnh nhân COVID-19 tại nhà, trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tại xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng đang phối hợp với lực lượng hỗ trợ từ địa phương, thực hiện thí điểm cách ly tại nhà cho 1 trường hợp F1. Đoàn khảo sát thí điểm cách ly F1 tại nhà ở tổ 8, ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương Người được cách ly tại nhà là anh Nguyễn Văn Tr. (SN 1985, ngụ tổ 8, ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng). Anh Tr. Là công nhân tại một công ty ở phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một. Ngày 28/6, anh Tr. đến Khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế Bàu Bàng, để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm phục vụ cho việc đi làm. Trong thời điểm đó, có nhiều người khác đang thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tại đây. TP.HCM: F0 cách ly tại nhà được theo dõi như thế nào? Theo hướng dẫn từ Sở Y tế TP.HCM, Ngoài việc đáp ứng các điều kiện bắt buộc theo quy định, người mắc COVID-19 khi cách ly tại nhà, phải tự khai báo đủ điều kiện cách ly tại nhà (theo mẫu), ký cam kết tuân thủ các quy định phòng chống dịch theo quy định. Bên cạnh đó, người bệnh được hướng dẫn tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà: đo thân nhiệt 2 lần/ngày, tự theo dõi và khai báo các triệu chứng qua phần mềm khai báo y tế điện tử, nếu có điều kiện hướng dẫn người bệnh tự theo dõi Sp02 tại nhà. Nếu Sp02 < 93% phải liên hệ Trung tâm Cấp cứu 115 để được đưa đến bệnh viện gần nhất. Nếu có vấn đề sức khỏe, người bệnh liên hệ TTYT để được hướng dẫn khám sàng lọc. Nếu có điều kiện, người bệnh sẽ được hướng dẫn tự theo dõi Sp02 tại nhà. Song song đó, người bệnh cũng sẽ được theo dõi sức khỏe bởi Trung tâm Y tế mỗi 2 lần/ngày qua phần mềm Hệ thống khai báo y tế điện tử. Nếu người bệnh không khai báo y tế, TTYT sẽ sử dụng tin nhắn cài cài đặt tự động yêu cầu người bệnh tuân thủ. Khi phát hiện người bệnh có triệu chứng hô hấp hoặc sốt trên 38°C với 2 lần liên tiếp, hướng dẫn người bệnh đến khám sàng lọc tại các bệnh viện quận, huyện, TTYT gần nhất. Khi đột ngột có triệu chứng nặng (khó thở, SpO2 < 93%...), gọi “115" để Trung tâm Cấp cứu 115 điều phối xe để đưa người bệnh đến bệnh viện điều trị. Về vấn đề xét nghiệm, người bệnh sẽ được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày 7 và ngày 14 kể từ ngày xuất viện (lấy tại nhà hoặc hướng dẫn người bệnh đến điểm lấy mẫu theo quy định của địa phương) để đánh giá và có hướng xử trí tiếp theo phù hợp. Dòng nước mắt hạnh phúc của bệnh nhân COVID-19 “Mắc COVID-19, lúc đầu thấy sợ hãi, run rẫy, hoảng hốt, ngỡ ngàng, hoang mang nhưng rồi có các bác sĩ luôn sát cánh bên mình, nâng cho giấc ngủ, lo cho sức khỏe, động viên, vực dậy tinh thần nên tự tin trở lại để chiến đấu với dịch bệnh”-Đó là lời mở đầu câu chuyện của H.T đang điều trị COVID-19 tại Bệnh viện đa khoa Gò Vấp Bác sĩ (đứng bên trái) trong phòng điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng thuộc Bệnh viện đa khoa Gò Vấp Những đêm đầu tiên vào điều trị hầu như ông T luôn trằn trọc. Ông bảo rằng: Đang thoải mái tung tăng ở ngoài không may mắc bệnh, cuộc sống ngăn cách với bên ngoài, hụt hẫng lắm. Buồn khôn tả. Gia đình lại neo người, bận bịu với nhiều công việc, không thường xuyên điện thoại hỏi han được. Cứ vào đêm khuya, cảm xúc trỗi dậy mạnh mẽ. Có đêm nỗi lo cứ len lỏi ùa vào tâm trí như những ngọn gió buồn dài. Nhưng rồi, tất thảy điều ấy đã được xua tan mà chỉ còn lại những dòng nước mắt hạnh phúc”. Hình ảnh bên trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng ở TP.Hồ Chí Minh Ngày 16/7, BS.CKII Hồ Văn Hân, GĐ Bệnh viện đa khoa Gò Vấp (TP.Hồ Chí Minh) chia sẻ với PV Báo Sức khỏe và Đời sống: Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, Bệnh viện đã khoa Gò Vấp đã được chuyển đổi công năng. Theo dõi máy thở và các chỉ số sinh tồn nhiều lần cho bệnh nhân Cụ thể, bệnh viện chuyển sang điều trị bệnh nhân COVID-19. Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh đã giao chuẩn bị 500 giường điều trị bệnh nhân COVID-19. Đã chia ra lầu 1,2 của bệnh viện là Hồi sức-Cấp cứu dành cho bệnh nhân nặng. Lầu 6 dành cho bệnh nhân có bệnh nền. Lầu 4,5 dành cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hơn. Khó khăn lớn nhất đó là bệnh nhân có bệnh nền, diễn biến bệnh sẽ nhanh nhưng bệnh viện đã chuẩn bị các phương án tốt nhất để điều trị. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện luôn xác định là tuyến đầu chống dịch nên siết chặt tay nhau cùng nhau chiến thắng dịch bệnh này. 22:07, 16-07-2021 Nghệ An: Thêm 9 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 Sáng 16/7, ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc CDC Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua (từ 19h00 ngày 15/7 đến 7h00 16/7), Nghệ An ghi nhận thêm 9 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR tại CDC Nghệ An Tất cả 9 bệnh nhân đều ở trong vùng phong tỏa bản Chằm Puông, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An). 9 bệnh nhân đều được lấy mẫu sàng lọc lần 1 ngày 15/7, kết quả xét nghiệm RT-PCR khẳng định ngày 16/7 dương tính với SARS-CoV-2. Bộ Y tế yêu cầu tăng cường tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 Ngày 16/7, Bộ Y tế đã có văn bản số 5683/BYT-DP gửi các đơn vị về việc tăng cường công tác tiêm chủng. Tại văn bản này, Bộ Y tế thông tin theo báo cáo của các tỉnh, thành phố và các đơn vị, sau hơn 4 tháng triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, cả nước đã tiêm được 4.156.140 liều trong đó có 3.556.332 người đã được tiêm 1 liều vắc xin và 299.904 người tiêm đủ 2 liều vắc xin, đến nay các địa phương, đơn vị đã cơ bản hoàn thành kể hoạch tiêm chủng. Thầy trò Đại học Y Hà Nội “ba cùng” với thầy thuốc Bình Dương Từ ngày 7/7/2021, đoàn thầy thuốc của Đại học Y Hà Nội gồm 10 người do BS Nguyễn Quốc Linh làm trưởng đoàn và 9 sinh viên năm 3 ngành điều dưỡng của Đại học Y Hà Nội đã đến trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc người bệnh. Ngay khi đến, đoàn đã bắt tay ngay cùng nhân viên TTYT Bến Cát trực tiếp thăm khám, điều trị bệnh nhân. BS Nguyễn Quốc Linh trực tiếp hỗ trợ chuyên môn, 2 sinh viên điều dưỡng hỗ trợ tiếp nhận bệnh và khử khuẩn, 3 sinh viên hỗ trợ chăm sóc, hồ sơ bệnh án, 2 sinh viên hỗ trợ lấy mẫu và 2 sinh viên hỗ trợ phục vụ ăn uống. Cùng tham gia đọc phim với thây thuốc khu điều trị Để tiện theo dõi bệnh nhân và trao đổi thông tin, nhóm thầy thuốc của Đại học Y Hà Nội cùng với thầy thuốc Khu điều trị đã lập nhóm zalo BS điều trị COVID-19 để chia sẻ phác đồ điều trị, tình hình diễn tiến của người bệnh, bệnh nhân nguy cơ…BS Nguyễn Quốc Linh trực tiếp theo dõi, khám 30 người bệnh trên tầng 4 cũng như hỗ trợ khám các ca nặng khu cấp cứu. Nhóm zalo của thầy thuốc đã kịp thời chia sẻ kinh nghiệm, phác đồ, dự đoán người bệnh sẽ chuyển nặng, thời điểm diễn tiến nặng, những việc cần phải làm ngay như lập ngay phòng cấp cứu trong khu điều trị để sẵn sàng cấp cứu khi bệnh nhân chuyển nặng. 18 ca tử vong do COVID-19 từ ngày 8-14/7 Tiểu ban điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo 18 ca tử vong do COVID-19 số 208-225. Đây là các bệnh nhân tử vong từ ngày 8/7 - 14/7 /2021 tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang. Trong hệ thống quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19 còn ghi nhận một số ca tử vong khác, nhưng chưa được các cơ sở điều trị cập nhật đủ thông tin. Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở điều trị tiếp tục rà soát và cập nhật thông tin về các trường hợp này để có cơ sở thông báo chính thức về các ca tử vong do COVID-19. Như vậy, tổng số ca tử vong trong đợt dịch thứ 4 này 190 trường hợp tử vong, trong đó đa phần là các ca bệnh có tuổi cao, có bệnh lý nền lâu năm như ung thư, ung thư di căn, cong vẹo cột sống, thận nhân tạo, viêm gan... Đến nay, tổng số trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện là 225 trường hợp. Bộ Công Thương thông phong tỏa trụ sở liên quan đến trường hợp F0 Bộ Công Thương vừa phối hợp với cơ quan y tế địa phương phun khử khuẩn toàn bộ trụ sở ở số 25 Ngô Quyền sau khi một trường hợp F0 đến đây nộp công văn. Theo đó, chiều 16/7, lực lượng chức năng đã dựng rào chắn, căng dây trước trụ sở Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) tại địa chỉ số 25 Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cục An toàn môi trường, thuộc tòa nhà Bộ Công Thương (25 Ngô Quyền - Hà Nội) Theo lãnh đạo Bộ Công thương, lý do phong tỏa trụ sở vì có một cán bộ của Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp tiếp xúc với F0. Khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19 nhẹ phải chuẩn bị sẵn oxy phòng trường hợp chuyển nặng Tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 diễn ra sáng 16/7, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, trên cơ sở phân tích hơn 9.400 bệnh nhân CVOID-19 trên tổng số hơn 32.000 bệnh nhân đang điều trị tại đợt dịch lần này, nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân không triệu chứng hoặc có biểu hiện lâm sàng nhẹ vẫn chiếm trên 80%; số ca thở oxy gọng kính chỉ chiếm 5,3%; thở máy không xâm nhập chiếm 0,17%; thở máy xâm nhập 1,3% và can thiệp ECMO là 0,2%. Chỉ có 10-20% bệnh nhân từ trung bình diễn biến nặng. Tuy nhiên do số lượng ca mắc mới hàng ngày đông nên con số này tăng nhanh. Vì vậy các cơ sở y tế phải chuyển từ bị động sang chủ động. Hiện Bộ Y tế đang đẩy mạnh năng lực của các bệnh viện vùng. Tối 16/7: Thêm 1.898 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 3.336 Bản tin dịch COVID-19 tối 16/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 1.898 ca mắc COVID-19, riêng TP Hồ Chí Minh có 1.349 ca. Tổng số ca mắc COVID-19 trong ngày hôm nay là 3.336. Tình hình xét nghiệm, điều trị và tiêm chủng: - Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.279.373 xét nghiệm cho 110.157.359 lượt người. - Số ca đang điều trị âm tính với SARS-CoV-2: + Lần 1: 267 + Lần 2: 116 + Lần 3: 118 - 332 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 16/7. - Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.020 ca. - 18 ca tử vong được công bố, đây là các ca tử vong từ 8-14/7 tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang. - Tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.185.623 liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó: + Số người đã được tiêm 1 mũi là 3.890.947 người. + Số người đã được tiêm đủ 2 mũi là: 294.676 người. Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam: Tính từ 6h đến 18h30 ngày 16/7 có 1.898 ca mắc mới (BN42289-44186): + 15 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh (6), Quảng Ninh (5), Thanh Hóa (3), Hà Nội (1). + 1.883 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (1.349), Tiền Giang (146), Bình Dương (113), Đồng Tháp (92), Đà Nẵng (39), Tây Ninh (33), Phú Yên (22), Hưng Yên (15), Vĩnh Long (13), Cần Thơ (11), Nghệ An (10), Bình Thuận (9), Bắc Ninh (7), Quảng Ngãi (4), Ninh Thuận (3), Bình Phước (3), Hà Nội (3), Trà Vinh (2), Cà Mau (2), Bắc Giang (2), Thanh Hóa (1), Lâm Đồng (1), Lào Cai (1), Đắk Lắk (1), Vĩnh Phúc (1); trong đó 1.665 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả. - Trong ngày 16/7, Việt Nam ghi nhận 3.336 ca mắc mới: + 15 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh (6), Quảng Ninh (5), Thanh Hóa (3), Hà Nội (1). + 3.321 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2420), Bình Dương (166), Đồng Tháp (158), Tiền Giang (146), Đồng Nai (72), Khánh Hòa (57), Vĩnh Long (49), Phú Yên (44), Đà Nẵng (39), Tây Ninh (33), Cần Thơ (19), Nghệ An (16), Bến Tre (15), Hưng Yên (15), Bình Phước (13), Bình Thuận (9), Kiên Giang (8 ), Hậu Giang (7), Bắc Ninh (7), Hà Nội (6), Quảng Ngãi (4), Ninh Thuận (3), Lâm Đồng (2), Trà Vinh (2), Cà Mau (2), Bắc Giang (2), Đắk Nông (1), Lạng Sơn (1), An Giang (1)Thanh Hóa (1), Lào Cai (1), Đắk Lắk (1), Vĩnh Phúc (1); trong đó 2.939 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả. Tính đến 18h30 ngày 16/7: - Việt Nam có tổng cộng 42.179 ca ghi nhận trong nước và 2.007 ca nhập cảnh. - Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 40.609 ca, trong đó có 7.246 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. - Có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn. - Có 05 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Hà Nam, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Nam Định, Lào Cai. 20:51, 16-07-2021 Sở Y tế An Giang thông tin vụ “Một bệnh viện tư nhân thông báo tiêm vắc xin COVID-19 dịch vụ” Theo thông tin được cung cấp, sau khi bài viết “Một bệnh viện tư nhân tại An Giang thông báo tiêm vaccine COVID-19 dịch vụ” được đăng tải vào ngày 14/7, Sở Y tế An Giang đã chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế xác minh thông tin. Qua kiểm tra xác minh, bệnh viện đăng thông tin nói trên là Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc có địa chỉ: số 234, Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang (gọi tắt là Bệnh viện Hạnh Phúc). Thông cáo được Sở Y tế tỉnh An Giang phát đi trong tối ngày 15/7 Đến 14 giờ, ngày 15/7, Sở Y tế An Giang phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông làm việc với tiến sĩ Lư Quốc Hùng (ông Hùng), Giám đốc Bệnh viện Hạnh Phúc xử lý vụ việc. Kết quả, ông Hùng xác nhận Bệnh viện Hạnh Phúc có đăng tải thông tin “Đặt vắc xin COVID-19 AstraZeneca” và mẫu đăng ký tiêm ngừa vắc xin COVID-19 dịch vụ trên trang Facebook, website của bệnh viện, mục đích của việc này là để thống kê số lượng người dân có nhu cầu tiêm vắc xin COVID-19 với hình thức dịch vụ. Bất chấp nắng mưa, sinh viên ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương vẫn miệt mài lấy mẫu xét nghiệm Trong những ngày dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến căng thẳng, hàng ngàn sinh viên của các trường đại học trên cả nước đã không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch. Các địa phương phải chống dịch cao hơn một mức, chuẩn bị cho tình huống xấu có thể xảy ra Phát biểu kết thúc hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 sáng 16/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, các địa phương chưa có dịch thì phải chuẩn bị ngay, các địa phương đang có dịch phải chuẩn bị cao hơn một mức so với yêu cầu. Đồng thời phải chuẩn bị các kế hoạch cho tình huống xấu có thể xảy ra, để khi dịch bùng phát không bị bối rối, hoang mang. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Các địa phương phải chống dịch cao hơn một mức, chuẩn bị cho tình huống xấu có thể xảy ra Kéo dài trong thời gian gần 3h, tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 này đã có nhiều chủ đề được các đồng chí lãnh đạo Bộ Y tế, các chuyên gia chia sẻ: Từ nhận định tình hình dịch, những điểm mới về cách ly, xét nghiệm, đến điều trị, hậu cần “đảm bảo theo phương châm 4 tại chỗ” đến công tác tiêm chủng an toàn vắc xin COVID-19. Hà Nội: 10.000 người có nguy cơ cao mắc COVID-19 được xét nghiệm sàng lọc là những ai? Hà Nội xét nghiệm sàng lọc cho 10.000 đối tượng có nguy cơ bao gồm người làm dịch vụ vận tải, lái xe, tiểu thương, người làm dịch vụ bảo vệ....Thời gian lấy mẫu xét nghiệm từ 14-18/7. Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Tại Việt Nam, nhiều tỉnh, thành phố có số ca mắc mới tăng cao trong thời gian gần đây, từ 27/4 đến nay ghi nhận hàng nghìn trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp… Tại Hà Nội cũng ghi nhận nhiều trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, với các ổ dịch phức tạp. Để chủ động phòng chống dịch, Sở Y tế đã đồng ý với đề xuất của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 cho đối tượng nguy cơ tại cộng đồng, đối với các đối tượng. 20:40, 16-07-2021 Đồng Nai xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ người lao động nhóm nguy cơ cao và rất cao Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Nai đề nghị, Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở ban ngành và UBND các huyện, thành phố, khẩn trương chỉ đạo các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn huyện thuộc nhóm nguy cơ cao, nguy cơ rất cao, thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho toàn bộ người lao động của cơ sở. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân Việc này nhằm phát hiện nhanh các ca bệnh, kịp thời cách ly và cắt đứt nguồn lây, hạn chế thấp nhất nguy cơ phải đình chỉ hoạt động, nếu dịch bùng phát tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trường hợp không thể thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, thì xét nghiệm bằng phương pháp PRC mẫu gộp, chi phí xét nghiệm do các doanh nghiệp cơ sở tự chi trả. Điều kiện để F0 tại TP.HCM được giảm thời gian cách ly điều trị Nhằm giảm tải cho các bệnh viện được phân công điều trị COVID-19, góp phần tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh, giúp mau hồi phục sức khỏe, Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn giảm thời gian cách ly điều trị, cho các trường hợp F0 không có triệu chứng lâm sàng. Đối tượng áp dụng là người mắc COVID-19 không có triệu chứng lâm sàng, đang được cách ly điều trị tại các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị, các bệnh viện điều trị COVID-19, hoặc được phát hiện tại cộng đồng. Giảm thời gian cách ly điều trị cho các trường hợp F0 không có triệu chứng lâm sàng, sẽ góp phần tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh, giúp mau hồi phục sức khỏe. Đối với người mắc COVID-19 đang cách ly tại bệnh viện, phải hội đủ 04 điều kiện sau: Không có triệu chứng lâm sàng; Kết quả xét nghiệm RT-PCR của mẫu bệnh phẩm lấy ngày thứ 10 (tính từ ngày vào viện) và mẫu bệnh phẩm được lấy trước đó ít nhất 24 giờ âm tính hoặc tải lượng vi rút thấp (giá trị CT >= 30); Có thời gian cách ly đủ 10 ngày tại bệnh viện dã chiến hoặc bệnh viện điều trị COVID-19 (tính cả thời gian cách ly tạm tại các khu cách ly tập trung F0 của quận, huyện); Cam kết đủ điều kiện được cách ly điều trị tại nhà. Đối với người mắc COVID-19 tại cộng đồng thì cần hội đủ 03 điều kiện sau: Không có triệu chứng lâm sàng; Kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 24 giờ (tính từ ngày vào viện) có tải lượng virut thấp (giá trị CT > 30); Cam kết đủ điều kiện được cách ly điều trị tại nhà. Thiết lập cách ly y tế toàn bộ phường Linh Xuân và Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP Thủ Đức ban hành Quyết định số 4320/QĐ-BCĐ, về việc thiết lập cách ly y tế vùng có dịch COVID-19, đối với phường Linh Xuân và Quyết định số 4321/QĐ-BCĐ, về việc thiết lập cách ly y tế vùng có dịch COVID-19, đối với phường Hiệp Bình Phước. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Thủ Đức đã quyết định thiết lập cách ly y tế vùng có dịch COVID-19, đối với toàn bộ khu vực 7 phường Theo đó để bảo đảm công tác phòng chống dịch COVID-19, toàn bộ phường Linh Xuân và Hiệp Bình Phước sẽ được phong tỏa, cách ly y tế từ 12 giờ ngày 16/7/2021 đến khi có thông báo mới. Phường Linh Xuân gồm 5 khu phố, 84 tổ dân phố, 18.524 hộ gia đình, 57.925 nhân khẩu. Phường Hiệp Bình Phước gồm 6 khu phố, 89 tổ dân phố 18.243 hộ gia đình, 64.130 nhân khẩu. 14:59, 16-07-2021 Tử tù mắc COVID-19 vượt ngục vừa bị bắt, xử lý thế nào? Ngày 16/7, Công an TP.HCM cho biết đã bắt được tử tù Nguyễn Kim An - đối tượng đang mắc COVID-19, vượt ngục trốn khỏi trại giam Chí Hòa. Sau khi bị bắt, tử tù này sẽ bị xử lý thế nào ? Công an TP.HCM cho biết, tử tù Nguyễn Kim An bị bắt vào khoảng 1h sáng ngày 16/7, khi đang lẩn trốn tại phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức và được đưa về trại tạm giam Chí Hòa, để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Nguyễn Kim An tại phiên tòa năm 2015. Theo luật sư Nguyễn Tiến Thủy, Văn phòng luật sư Việt Lý, đoàn luật sư TP Hà Nội nhận định, trước hết, Nguyễn Kim An đã có hành vi cấu thành tội Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử, quy định tại Điều 386 Bộ luật Hình sự. 14:10, 16-07-2021 Toàn cảnh TP.HCM sau 7 ngày áp dụng Chỉ thị 16 Sau 7 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, TP.HCM đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Thành phố đang tiếp tục tranh thủ “thời gian vàng” còn lại để khống chế dịch bệnh. Tại cuộc họp sơ kết 7 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, trong 7 ngày vừa qua, thành phố ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng nhanh. Tuy nhiên, đa số ca nhiễm được ghi nhận tại các khu cách ly, phong tỏa. Hiện tại các cơ sở điều trị COVID-19 đang điều trị cho 15.990 bệnh nhân, trong đó 246 ca đang thở máy, 7 trường hợp cần can thiệp ECMO. Thành phố đang cách ly tập trung 14.968 người và cách ly tại nhà là 37.400 người. Nhân viên y tế lấy mẫu theo sự điều phối. Công tác lấy mẫu đúng trọng tâm, trọng điểm, nhanh và chính xác Thành phố đã thành lập Sở Chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 đặt tại trụ sở UBND TP để theo dõi, xử lý nhanh chóng tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Nhằm thực hiện nhiệm vụ điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2, thành phố đã thành lập Trung tâm điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 đặt tại trụ sở UBND TP. Bên cạnh đó, thành phố cũng thành lập các trung tâm, gồm: Trung tâm thông tin, phân tích dữ liệu nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; Trung tâm mua sắm trang thiết bị y tế tạm thời, để kịp thời mua sắm các trang thiết bị y tế; Trung tâm điều phối tiêm vắc xin phòng COVID-19. Sáng 16/7, Hà Nội ghi nhận 4 ca bệnh mới Sáng nay, 16/7, Hà Nội ghi nhận thêm 04 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 gồm 02 trường hợp ở Công ty SEI, 01 trường hợp tại Thanh Trì và 01 trường hợp tại Hoàng Mai. Như vậy, từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 360 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 187 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 173 ca. Riêng từ ngày 5/7 đến nay, ghi nhận 101 trường hợp mắc. Bộ trưởng Bộ Y tế: Đợt dịch COVID-19 lần này sẽ kéo dài hơn trước, gây tác động trên diện rộng Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định “đợt dịch COVID-19 này sẽ kéo dài hơn so với các đợt dịch trước, gây tác động trên diện rất rộng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống, phát triển kinh tế xã hội nhất là các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam”. Sáng 16/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng chống dịch toàn quốc. Hội nghị kết nối đến gần 130 điểm cầu trong cả nước. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế: Các đợt dịch trước chỉ một đến một tháng rưỡi là kết thúc. Biến chủng Delta lây lan nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần so với các đợt dịch trước. Do tốc độ bám dính của biến chủng Delta đối với tế bào vật chủ, khả năng nhân lên nhanh với số lượng lớn trong tế bào dẫn đến việc phá huỷ tế bào, phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh trong thời gian ngắn. Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày chứ không phải 5 ngày như trước đây. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương đánh giá rà soát lại các kịch bản đã đưa ra, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn “Vì vậy, dù chúng ta triển khai chống dịch quyết liệt, rất cố gắng, nhưng kết quả chưa được như mong muốn”- Bộ trưởng nói và dẫn chứng việc thực hiện Chỉ thị 16 tại một số địa phương được thực hiện chưa nghiêm túc, chưa đầy dủ, chưa quyết liệt, nhiều khi còn chần chừ, nấn ná. Người dân đi lại vẫn nhộn nhịp, cửa hàng siêu thị vẫn mở dù chỉ thị 16 quy định chỉ mở các dịch vụ thiếu yếu như thực phẩm, thuốc men. Chợ vẫn họp đông thì không thể chấm dứt chuỗi lây nhiễm được. Các khu công nghiệp cũng chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế. Có địa phương chưa kiểm tra, chưa giám sát, chưa xét nghiệm, đặc biệt là tâm thế chuẩn bị cho tình hình dịch lan rộng kéo dài còn rất lần chần. Một số nơi vẫn còn trông chờ vào Trung ương, ngại mua sắm”- Bộ trưởng Bộ Y tế thẳng thắn. Vì thế, Bộ trưởng đề nghị các địa phương đánh giá, rà soát lại các kịch bản đã đưa ra, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn. Tư vấn sức khỏe, bệnh tật miễn phí qua điện thoại giữa đại dịch COVID-19 Giữa đại dịch COVID-19 diễn biến căng thẳng ở TP.HCM, hàng trăm bác sĩ, thầy thuốc, chuyên gia đã kết nối cùng nhau thực hiện chiến dịch tư vấn sức khỏe miễn phí. Mắc nhiều loại bệnh khác nhau, chỉ cần bấm số điện thoại gọi là được chỉ dẫn, phân tích, tư vấn kỹ càng. Danh sách các chuyên gia, bác sĩ công khai số điện thoại tư vấn sức khỏe, tư vấn bệnh miễn phí từ xa (từ viết tắt trong mục thời gian: C là chiều; T là tối; S là sáng; ST là sáng và tối; 24/7 là cả ngày) Đặc biệt, các thầy thuốc chia ra nhiều khung giờ khác để phục vụ nhu cầu người dân cả ngày lẫn đêm. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, BS.Đỗ Triều Hưng-Tổng Thư ký Liên chi hội hành nghề y tư nhân TP.HCM, cũng là người khởi xướng chiến dịch này, đã có cuộc trao đổi với PV Báo Sức khỏe&Đời sống. TP. Hồ Chí Minh có số lượt tải ứng dụng Bluezone lớn nhất Theo thống kê của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và truyền thông, tính đến nay, tổng số lượt tải ứng dụng truy vết Bluezone đã vượt con số 40 triệu. Theo thông tin từ Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và truyền thông), từ ngày 29/6/2021, dữ liệu tập thuê bao trên toàn quốc được cập nhật mới nhất theo tiêu chí chỉ tính các thuê bao có phát sinh dữ liệu 3G/4G và sự di chuyển của các thuê bao qua các địa bàn. Do đó, các số liệu thống kê sẽ thay đổi theo hướng chính xác hơn. Theo các chuyên gia, Bluezone cần đạt tối thiểu 30 triệu người dùng tại Việt Nam mới phát huy tác dụng truy vết. Càng nhiều người cài đặt Bluezone thì hiệu quả bảo vệ càng cao. Bộ Thông tin và truyền thông và Bộ Y tế khuyến nghị toàn dân hãy cài Bluezone cho mình và cho 3 người khác. Bluezone là ứng dụng nằm trong bộ giải pháp công nghệ phòng chống COVID-19, được Bộ Thông tin và truyền thông đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu và áp dụng, cùng với ứng dụng khai báo y tế cho người nhập cảnh VHD, ứng dụng quản lý tờ khai y tế tự nguyện NCOVI, hệ thống ghi nhận việc đến/đi tại các địa điểm công cộng (mã QR Code) và hệ thống bản đồ chống dịch - an toàn COVID-19. Người dùng có thể tải về và cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn/taiapp Hà Tĩnh, 21 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh Tin từ ngành y tế Hà Tĩnh, tỉnh này vừa có thêm 21 bệnh nhân COVID-19 điều trị tại BVĐK khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và TTYT huyện Kỳ Anh được công bố khỏi bệnh, đủ điều kiện ra viện. Như vậy, tính từ ngày 4/6 đến nay, Hà Tĩnh đã có 49/128 bệnh nhân COVID-19 được điều trị, công bố khỏi bệnh, xuất viện; 46 bệnh nhân nặng chuyển ra Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị (trong đó có 1 bệnh nhân đã tử vong). Bệnh nhân khỏi bệnh về địa phương tiếp tục cách ly, theo dõi tại gia đình 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế Hiện tại, Hà Tĩnh đang điều trị cho 33 bệnh nhân COVID-19, đã có 11 bệnh nhân âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1 đến 4 lần. Khi đủ các điều kiện theo quy định, các bệnh nhân sẽ được xuất viện. Hà Nội: Ghi nhận 3 người trong cùng một cơ quan dương tính với SARS-CoV-2 Trước đó, bệnh nhân N.T.H.N (nữ, sinh năm 1980, ở khu tái định cư Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì) được Sở Y tế Hà Nội công bố là ca bệnh vào sáng ngày 16/7. Bệnh nhân này làm tại Trung tâm Nghiên cứu thiết kế Cơ khi thuộc Viện Cơ khí năng lượng và mỏ - Vinacomin Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân. Xét nghiệm COVID-19 Đến 10h hôm nay, ghi nhận thêm 02 bệnh nhân mới được xác định dương tính với SARS-CoV-2 làm cùng cơ quan và là F1 của bệnh nhân N.T.H.N. Đó là bệnh nhân N.Đ.M, nam, sinh năm 1986, ở Nghĩa Đô, Cầu Giấy và bệnh nhân T.H.T, nữ, sinh năm 1991, ở Mộ Lao, Hà Đông, ngày 15/7 cả 02 trường hợp này được lấy mẫu xét nghiệm, ngày 16/7 có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. 11:00, 16-07-2021 Hưng Yên phát hiện 12 ca dương tính sau khi xét nghiệm đến 4 lần Tỉnh Hưng Yên ghi nhận 12 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc từ ngày 21/6 đến hết ngày 15/7 là 166 ca. 12 ca dương tính khi ghi nhận đều đang được cách ly tại Cơ sở cách ly tập trung số 2 của tỉnh Hưng Yên (Trường đại học Thủy lợi - cơ sở Phố Hiến). Trong quá trình cách ly, các trường hợp này có biểu hiện ho, sốt, được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên, xét nghiệm từ lần thứ 2 đến lần thứ 4 phát hiện dương tính với SARS-CoV-2. Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch ở Hưng Yên. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, tỉnh Hưng Yên yêu cầu UBND cấp huyện, xã nắm sát tình hình; chủ động cập nhật thông tin dịch tễ cơ bản theo “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và biện pháp hành chính tương ứng trong phòng chống dịch COVID-19”; làm căn cứ cho việc đánh giá mức độ nguy cơ trên địa bàn cấp huyện, xã; rà soát, bổ sung các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với cấp độ nguy cơ tại địa phương; đảm bảo các biện pháp đang triển khai không thấp hơn các biện pháp tương ứng với mức độ nguy cơ. Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đủ 2 lần với người tham gia Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV Toàn bộ các đại biểu, khách mời tham dự, cán bộ phục vụ đại biểu phải được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đủ 2 lần: Lần đầu trước khi khai mạc Kỳ họp thứ Nhất 7 ngày và lần hai trước khi khai mạc Kỳ họp thứ Nhất 1-2 ngày. Chiều ngày 15/7 tại Cục quản lý Khám chữa bệnh, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, đã chủ trì cuộc họp về công tác y tế phục vụ Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV. Cuộc họp có sự tham dự của đại diện Cục Quản trị - Văn phòng Quốc hội, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng, Cục An toàn thực phẩm, Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khoẻ cán bộ TW, BV Hữu nghị, BV Phổi TW; BV Hữu nghị Việt Đức; Sở Y tế Hà Nội… Cuộc họp về công tác y tế phục vụ Kỳ họp lần thứ Nhất, Quốc hội khoá XV. Đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết, cục đã có văn bản hướng dẫn gửi các tỉnh thành và các đơn vị liên quan về thực hiện xét nghiệm COVID-19 phục vụ Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV. Theo đó, toàn bộ các đại biểu, khách mời tham dự, cán bộ phục vụ đại biểu phải được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đủ 02 lần: Lần đầu trước khi khai mạc Kỳ họp thứ Nhất 7 ngày và lần hai trước khi khai mạc Kỳ họp thứ Nhất 1-2 ngày. Đại biểu của tỉnh, thành phố tham gia Kỳ họp thứ Nhất do Sở Y tế của tỉnh, thành phố chỉ đạo lẫy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 lần đầu tại địa phương. Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 lần hai cho đại biểu khi đến tham dự Kỳ họp thứ Nhất tại Hà Nội, do các đơn vị của Bộ Y tế và thành phố Hà Nội thực hiện. Đại biểu, khách mời và người tham gia phục vụ kỳ họp cư trú tại thành phố Hà Nội, do các đơn vị của Bộ Y tế và thành phố Hà Nội thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đủ 2 lần. 10:55, 16-07-2021 Ngay từ bây giờ, bất kể người dân Thủ đô nào cũng có thể đăng ký tiêm vắc xin COVID-19 Hà Nội đã sẵn sàng cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 lớn nhất trong lịch sử, được kéo dài hơn 9 tháng (từ tháng 7-2021 đến tháng 4-2022). Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngay từ bây giờ, bất kể người dân thủ đô nào cũng có thể đăng ký tiêm chủng vắc xin COVID-19 và căn cứ vào phiếu đăng ký đó để sàng lọc cụ thể từng đối tượng. Trong chiến dịch này, số lượng người trong độ tuổi cần tiêm chủng (tạm tính lứa tuổi từ 18 đến 65) của Hà Nội là trên 5,1 triệu người (căn cứ theo Nghị quyết số 21/CĐ-CP của Chính phủ), đồng thời mở rộng sang các đối tượng khác. Các đối tượng tiêm được chia thành 10 nhóm theo thứ tự ưu tiên để bảo đảm tính chính xác, minh bạch trong việc tiếp cận vắc xin. Hiện nay, phương án đưa ra là sẵn sàng 1.200 dây chuyền tiêm. Nếu nguồn cung vắc xin bảo đảm, thành phố phấn đấu đạt tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày, đồng thời, huy động 100 tổ cấp cứu cơ động để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp xảy ra các phản ứng sau tiêm. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tiêm được bao nhiêu và mở các điểm tiêm như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào lượng cấp phát vắc xin của Bộ Y tế. 07:30, 16-07-2021 Sáng 16/7: TP Hồ Chí Minh có 1.071 ca mắc COVID-19 trên tổng số 1.438 ca của cả nước Bản tin dịch COVID-19 sáng 16/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 1.438 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh chiếm nhiều nhất với 1.071 ca. Đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 42.288 bệnh nhân. Hơn 4,18 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 đã được tiêm chủng tại Việt Nam. Tình hình xét nghiệm, điều trị và tiêm chủng: - Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.279.373 xét nghiệm cho 11.015.735 lượt người. - Số ca đang điều trị âm tính với SARS-CoV-2: + Lần 1: 307 + Lần 2: 114 + Lần 3: 81 - Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.688 ca. - Có thêm 21.815 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 15/7/2021. Như vậy tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.185.623 liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó: + Số người đã được tiêm 1 mũi là 3.890.947 người. + Số người đã được tiêm đủ 2 mũi là: 294.676 người. Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam: Tính từ 19h30 ngày 15/7 đến 6h ngày 16/7 có 1.438 ca mắc mới (BN40851-42288): + 0 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh. + 1.438 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (1.071), Đồng Nai (72), Đồng Tháp (66), Khánh Hòa (57), Bình Dương (53), Vĩnh Long (36), Phú Yên (22), Bến Tre (15), Bình Phước (10), Kiên Giang (8 ), Cần Thơ (8 ), Hậu Giang (7), Nghệ An (6), Hà Nội (3), Đắk Nông (1), Lạng Sơn (1), An Giang (1), Lâm Đồng (1); trong đó 1.274 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả. Tính đến 6h ngày 16/7: - Việt Nam có tổng cộng 40.296 ca ghi nhận trong nước và 1.992 ca nhập cảnh. - Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 38.726 ca, trong đó có 6.914 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. - Có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn. - Có 05 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Hà Nam, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Nam Định, Lào Cai. Người có tiền sử phản vệ độ 2 trở lên không được tiêm vắc xin COVID-19 cùng loại Theo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế, người có tiền sử phản vệ độ 2 trở lên không được tiêm vắc xin COVID-19 cùng loại. Trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế thay thế mẫu Phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 2995/QĐ-BYT ngày 18/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tiêm vắc xin COVID-19 Cụ thể, mẫu phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mới được bổ sung 3 nội dung sàng lọc, gồm: Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; tiền sử bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; đã tiêm 1 mũi vắc xin phòng COVID-19. Xem thêm Thanh Loan