Hà Nội

Điểm mặt thủ phạm gây táo bón trẻ nhỏ

SKĐS - Hầu như đứa trẻ nào cũng phải đối mặt với táo bón ít nhất một lần trong quãng thời gian từ 0-12 tuổi. Đôi khi cha mẹ trở nên bối rối không hiểu vì đâu con lại bị táo bón.

Hiểu đúng về táo bón

Táo bón là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo ghi nhận, khoảng 35% trẻ nhỏ khi đi khám tiêu hóa được chẩn đoán bị táo bón. Và 95% trong số đó là tình trạng táo bón chức năng không liên quan tới tổn thương bệnh lý nào cụ thể. Một tỷ lệ rất nhỏ các bé có các bệnh lý đường ruột gây nên táo bón. Do đó, trong hầu hết các trường hợp táo bón đều có thể điều trị bằng biện pháp tự nhiên, thay đổi lối sống nhưng cần điều trị lâu dài.

Táo bón rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó, sự vận động đường ruột khó khăn dẫn tới tình trạng khó đi tiêu, phân khô cứng, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc số lần đi tiêu ít…. Các mẹ lưu ý những dấu hiệu sau để phát hiện táo bón chức năng sớm cho trẻ:

  • Số lần đi tiêu

- Trẻ sơ sinh đi tiêu dưới 2 lần/ngày

- Trẻ 12-24 tháng tuổi đi tiêu dưới 3 lần/tuần (>2 ngày/lần)

- Trẻ >2 tuổi đi tiêu dưới 2 lần/tuần

  • Đi tiêu gặp khó khăn, phân khô, rắn
  • Đau khi đi tiêu, đau bụng âm ỉ.
  • Có vết chất lỏng hoặc đất sét giống như phân trong đồ lót của trẻ

Các dấu hiệu trên không bao gồm các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích (IBS)

Thủ phạm thực sự gây táo bón chức năng cho trẻ

Chuyên gia nhận định, tình trạng táo bón chức năng do hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện. Táo bón chức năng thực tế không nghiêm trọng và chỉ khi có tác nhân mới khởi phát. Tuy nhiên, táo bón ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Một vài những biến chứng trầm trọng có thể xảy ra như trĩ, nứt hậu môn, trẻ mất phản xạ đi tiêu.

Điều trị táo bón chức năng thực tế rất đơn giản và hoàn toàn có thể điều trị táo bón ở nhà, miễn là phụ huynh nắm được chính xác nguyên nhân và mức độ táo bón của trẻ. Cùng điểm mặt một số thủ phạm hay gặp nhất khi con bị táo bón.

Chế độ ăn thiếu chất xơ và nước

Rất nhiều cha mẹ bất lực vì con họ không thích ăn rau củ hoa quả. Thiếu chất xơ khiến phân khô cứng, tăng nguy cơ trẻ bị táo bón.

Một số trẻ nhỏ mải chơi quên không uống nước. Một số khác thậm chí không chịu uống nước do vị không hấp dẫn. Thói quen uống ít nước khiến cơ thể thiếu nước dẫn tới tăng cường hấp thu nước từ các cơ quan bài xuất như đại tràng và thận. Phân trở nên khô, rắn và khó đẩy ra ngoài cơ thể.

Trẻ rất lười ăn rau nên thiếu chất xơ trầm trọng ( ảnh minh họa)

Thói quen đi vệ sinh

Trẻ nhỏ bị táo bón có thói quen nhịn đi cầu do đau. Khi trẻ nhịn đi vệ sinh, sự ứ đọng phân lâu ngày cộng với quá trình tái hấp thu nước ở trực tràng sẽ hình thành khối phân khô cứng với kích thước lớn. Những khối phân lớn này gây khó khăn cho việc đi cầu, trẻ bị đau rát thậm chí chảy máu hậu môn.

Sữa không phù hợp với trẻ

Nhiều phụ huynh hết sức ngạc nhiên vì sữa có thể là nguyên nhân gây táo bón chức năng cho con họ. Thực tế, có nhiều trẻ được chẩn đoán táo bón do dị ứng với sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa. Với trẻ sơ sinh, việc trẻ không hợp với một loại sữa công thức cũng có thể dẫn tới táo bón.

Trẻ lười vận động

Trẻ nhỏ hiện nay tiếp xúc với vô tuyến, điện thoại, ipad…Đồng thời với sự vận động của cơ thể, đường tiêu hóa của trẻ cũng được kích thích. Khi trẻ ít vận động, đường tiêu hóa hoạt động kém hơn, di chuyển của phân vì thế mà kém đi, gây ra sự ứ đọng phân và gây táo bón.

Tiền sử gia đình

Gia đình có chứng táo bón thì nhiều khả năng trẻ nhỏ cũng bị táo bón. Điều này có thể do yếu tố di truyền hoặc do cùng môi trường sống. Cơ địa nóng ở mẹ có thể truyền sang cho đứa trẻ, dẫn đến tình trạng táo bón có thể sảy ra sớm ở con từ khi còn rất nhỏ. Khi cùng một chế độ sinh hoạt thì táo bón có thể xảy ra ở cả bố mẹ và con cái.

Trị táo bón đa nguyên nhân, táo bón chức năng cho trẻ bằng thảo dược

Táo bón chức năng ở trẻ nhỏ khởi phát bởi rất nhiều yếu tố khác nhau và cần có liệu trình điều trị dài hơi và rõ ràng. Các mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có hiệu quả và phải an toàn khi sử dụng lâu dài.

Hiện nay, việc sử dụng các thảo dược chuẩn hóa trong điều trị táo bón chức năng đang rất được ưa chuộng tại các nước châu Âu do ưu điểm tác dụng nhanh, an toàn và có thể sử dụng kéo dài.

Một số loại thảo dược chuẩn hóa đang được kết hợp với nhau dưới dạng siro đa tác động giúp điều trị táo bón do nhiều nguyên nhân gây ra rất hiệu quả. Trong đó, dịch chiết cây Manna với đường Manitol có tác dụng như một chất làm mềm phân tự nhiên, tăng nhu động ruột. Dịch chiết cây Cẩm Quỳ cung cấp chất nhầy làm khối phân mềm, tránh mất nước. Inulinpectin táo bổ sung chất xơ không những làm mềm, xốp phân mà còn kích thích hệ vi sinh đường ruột phát triển. Ngoài ra, một số loại nước ép táomận cung cấp vitamin, vi chất và một số thành phần có tác dụng nhuận tràng cũng được ưa chuộng trong điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sử dụng thảo dược chuẩn hóa trong điều trị táo bón chức năng cho trẻ

Mong rằng, qua bài viết này, các mẹ đã có đầy  đủ thông tin để nhận biết sớm dấu hiệu táo bón chức năng của con cũng như tìm ra được hướng điều trị an toàn và hiệu quả. Mọi thắc mắc về tình trạng táo bón chức năng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các mẹ có thể gọi điện lên tổng đài 1800 8070 hoặc Website www.isilax.vn để được chuyên gia giải đáp.


Ý kiến của bạn