Hà Nội

Điểm mặt 7 nghề dễ bị ung thư nhất hiện nay

05-10-2017 15:00 | Khỏe - Đẹp
google news

SKĐS - Theo thống kê có khoảng 15 – 20% số ca ung thư có liên quan đến nghề nghiệp. Vì vậy nghề nghiệp có thể coi là một trong những yếu tố có thể gây ra bệnh ung thư. Dưới đây chính là một số nghề dễ gây ung thư nhất hiện nay.

  1. Công nhân làm việc trong môi trường độc hại

Môi trường làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp thường ẩn chứa rất nhiều mối nguy hại. Nhất là các nhà máy luyện kim, sản xuất hóa chất, nhà máy thuốc lá, sản xuất đồ điện tử… là những môi trường làm việc có khả năng gây ung thư rất cao. Đa số tại các môi trường này thường nhiễm rất nhiều chất độc hại như: kim loại nặng (niken, chì, cadimi, thủy ngân…), các hóa chất hữu cơ (benzene, toluen…).

Thêm nữa, những công nhân tại đây thường phải làm theo ca thất thường hoặc tăng ca thường xuyên nên nguy cơ mắc ung thư cũng sẽ cao hơn.

2. Nghề tiếp viên hàng không hoặc phi công

Ít ai nghĩ đến điều này nhưng nữ tiếp viên hàng không và các phi công có nguy cơ mắc ung thư da rất cao bởi thường xuyên phải tiếp xúc với bức xạ từ ánh nắng mặt trời. Càng lên cao thì lượng bức xạ càng lớn, các tấm kính buồng lái máy bay không thể ngăn cản được các tia bức xạ mà còn làm tăng mức độ bức xạ. Những người càng hoạt động lâu trong nghề thì nguy cơ mắc ung thư càng cao.

3. Nhân viên cứu hỏa.

Theo nghiên cứu, khả năng mắc ung thư tinh hoàn ở lính cứu hỏa cao hơn những người làm nghề khác tới 100%, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 28%, nguy cơ bị bệnh máu trắng và ung thư tủy cao hơn 50% so với người bình thường.

Nguy cơ ung thư của lính cứu hỏa đến từ việc phải tiếp xúc thường xuyên với các chất có khả năng gây ung thư benzene, chloroform, xút, styrene và formaldehyde. Mỗi khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, các chất này có thể thâm nhập vào cơ thể họ qua đường hô hấp hoặc da.

Đặc biệt, nhiều lính cứu hỏa thường cảm giác vướng víu khi mặc đồng phục bảo hộ do nó cồng kềnh và nặng. Vì thế họ thường cởi bỏ chúng ngay lập tức sau khi dập xong đám cháy mà không biết xung quanh hiện trường vẫn còn nhiều hóa chất và xút. Đây là lý do một số chuyên gia cho rằng cần trang bị những dụng cụ ngăn chặn hóa chất thâm nhập vào cơ thể của lính cứu hỏa qua đường hô hấp và da.

4. Thợ mỏ hoặc công nhân xây dựng

Do môi trường làm việc có chứa nhiều chất bức xạ từ quá trình phân hóa của các chất uranium và radon, những người thợ mỏ được cảnh báo dễ mắc bệnh ung thư phổi.
Ngoài nghề thợ mỏ, công nhân xây dựng cũng có nguy cơ bị ung thư phổi khi phải làm việc thường xuyên trong tình trạng hít bụi bặm. Họ cũng có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi amiăng cao hơn người bình thường.

5. Thợ làm tóc

Thợ tạo mẫu tóc thường xuyên phải tiếp túc với các loại thuốc nhuộm, hấp, ép, uốn… Và đây chính là những loại hóa chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư khi hít phải hoặc tiếp xúc thường xuyên.

Một số salon sử dụng các loại thuốc duỗi có chứa formaldehyde không chỉ là chất gây kích ứng mạnh trên miệng, mũi và mắt mà còn là tác nhân gây ung thư. Với công việc này,  người làm cần chú ý luôn giữ phòng ốc thông thoáng để giảm nguy cơ mắc bệnh.

6. Nhân viên công sở

Có lẽ ai cũng nghĩ rằng làm việc văn phòng rất nhàn hạ và tránh được  nhiều bệnh tật. Nhưng thực chất đây cũng là nghành nghề được liệt vào danh sách có nguy cơ gây ung thư cao.

Bởi tính chất của công việc này là phải ngồi quá nhiều. Dân công sở cũng ít vận động, khí huyết khó lưu thông, sức khỏe dần suy yếu nên có thể dẫn đến rất nhiều bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư buồng trứng…

7. Nhân viên bán xăng

Trong thành phần của xăng dầu có nhiều các dung môi hữu cơ. Các chất này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong.

Xăng dầu chứa các hợp chất có vòng thơm như benzene, ethylbenzene, toluene, xylene là những chất gây ung thư, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, nôn mửa. Bên cạnh đó, đây là một nghề độc hại vì có nhiều nguy cơ dẫn đến các bệnh về da, hô hấp và các bệnh tiêu hóa. Trong số này, nguy cơ mắc bệnh hô hấp khá cao vì nhân viên bán xăng phải thường xuyên hít mùi hơi xăng.

Để bảo vệ sức khỏe, những người ở trong nhóm ngành nghề có nguy cơ cao ở trên cần trang bị cho mình những thiết bị bảo hộ như găng tay, khẩu trang, mặt nạ chống độc,… Những người làm lâu năm trong nghề nên thải độc cơ thể ít nhất 2 lần một năm để đào thải những độc tố tích tụ, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ ung bướu và các bệnh mạn tính nguy hiểm khác.

Đọc thêm: 80% ung bướu là chưa biết cách làm sạch độc tố trong cơ thể


Ý kiến của bạn