Hà Nội

Điểm danh những biểu hiện sức khỏe báo hiệu sớm nguy cơ đột quỵ tuổi tứ tuần

18-03-2020 10:30 | Y học 360
google news

SKĐS - Đột quỵ không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ. Bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.

Nếu biết được tỷ lệ tuổi 40-45 chiếm hơn 1/3 các ca đột quỵ, chắc hẳn những người sắp bước vào ngưỡng tứ tuần sẽ phải 'rùng mình’ (ảnh minh hoạ)

Dấu hiệu của người bị đột quỵ

50% người bị đột quỵ sẽ tử vong, 70% số người sống sót cũng không thể trở lại làm việc bình thường. Những hệ quả khôn lường này dấy lên hồi chuông cảnh báo, bước vào tuổi 40 nhất định phải chuẩn bị tâm thế phòng bệnh từ xa. Có nhiều dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm, song để dễ nhớ, có thể tóm gọn:

- Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng như các dấu hiệu yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

- Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

- Dấu hiệu yếu tay hoặc chân: Khi xảy ra đột quỵ, một triệu chứng hay gặp là một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các chi ở bên đối diện vùng não xảy ra đột quỵ. Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, không nhấc chân lên được. Bạn có thể kiểm tra bằng cách mở rộng cả hai cánh tay trong 10 giây. Nếu một cánh tay bị rơi xuống thì có thể là chỉ báo yếu cơ - một dấu hiệu của bệnh.

- Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

Hãy tự kiểm tra bằng cách lặp đi lặp lại một cụm từ. Bạn có bị nói líu, dùng từ sai hoặc không thể nói? Nếu điều này xảy ra thì nhiều khả năng bạn bị đột quỵ.

- Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

- Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

Xây xẩm, chóng mặt, đau nửa đầu hoặc đi không vững, đột nhiên ngã, không thể đứng thẳng dậy... cũng là những triệu chứng bất thường cần chú ý. (ảnh minh hoạ)

Xem thêm>> Những nhóm người có nguy cơ cao bị đột quỵ

Một số dấu hiệu khác:

- Tự nhiên chóng mặt: Hệ thống tuần hoàn sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu tim quá yếu. Bộ não không nhận đủ oxy cần thiết. Điều đó sẽ làm bạn luôn cảm thấy chóng mặt, thậm chí đau đầu. Do đó bạn cần chú ý và đi chẩn đoán bệnh ngay khi có biểu hiện trên thường xuyên.

Nếu bạn bị chóng mặt, buồn nôn hoặc gặp khó khăn về đi lại thì bạn có thể nghĩ rằng mình bị say, song thực tế đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

- Đau đầu nặng: Cơn đau đầu nặng, đột ngột là một triệu chứng hay gặp ở người bị đột quỵ.

- Yếu một bên cơ mặt: Yếu một bên cơ mặt, đột ngột có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Để kiểm tra, các nhân viên cấp cứu có thể yêu cầu bạn cười hoặc nhe răng. Nếu một bên mặt của bạn chùng xuống hoặc không cử động thì có thể bạn bị tình trạng này.

- Khó thở hoặc tim đập nhanh: Một nghiên cứu về những khác biệt giới trong đột quỵ cho thấy phụ nữ dễ bị các triệu chứng khó thở hoặc tim đập nhanh khi đột quỵ.

Các quý ông tuổi 40 cũng có thể học người Nhật, đất nước nổi tiếng sống áp lực, song tỷ lệ đột quỵ lại thấp nhất thế giới. Họ giải tỏa bằng cách tập thể dục, hát karaoke sau giờ tan sở... Ngoài ra, cần giữ cân nặng hợp lý, thực hiện chế độ ăn giảm chất béo - giảm lượng muối trong khẩu phần ăn -, tăng cường các chất rau - trái cây, hạn chế bia rượu hay các chất kích thích, tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút/ngày, mỗi tuần ít nhất 3 lần). Đặc biệt, người Nhật còn có thói quen ăn hạt đậu tương lên men chứa enzym nattokinase trong bữa cơm hàng ngày.

Đặc biệt, không thể thiếu việc sử dụng những thực phẩm bổ sung cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng bệnh, nhất là những sản phẩm được khoa học chứng minh có tác dụng làm tan cục máu đông,ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, giúp cho việc lưu thông máu lên não tốt chiết xuất lấy enzym nattokinase từ đậu nành lên men để dự phòng đột quỵ. Bất cứ sản phẩm nào chứa natto có dấu JNKA cũng được Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt.

Thông tin tham khảo thêm>> Cách chọn nattokinase ngừa đột quỵ đúng chuẩn Nhật Bản

NATTOENZYM

Hỗ trợ phòng ngừa tai biến, đột quỵ do cục máu đông

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Natto Enzym chứa enzym nattokinase giúp

Cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu chân tay do thiếu máu não

Giúp làm tan cục máu đông và tăng tuần hoàn máu

Hỗ trợ phòng bệnh liên quan đến cục máu đông (tai biến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch do tiểu đường...)

NattoEnzym được chứng nhận về chất lượng bởi Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Ngưng sử dụng trước khi phẫu thuật. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ trong giai đoạn hành kinh, những người máu chậm đông hoặc đang chảy máu cấp tính.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội JNKA.

Liên hệ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: 02713.891433.

Giấy phép quảng cáo số 00589/2018/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn