Dưới đây là nguyên nhân phổ biến, cách kiểm tra, điều trị và phòng ngừa điếc ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân
Nếu cha mẹ hoặc ông bà bị các rối loạn về thính lực hoặc điếc, thì trẻ cũng có nguy cơ cao bị tình trạng này. Ngoài các yếu tố di truyền, dưới đây là một số nguyên nhân gây điếc phổ biến ở trẻ mà bạn cần biết.
Rất có nguy cơ nhiễm vi-rút sẽ ảnh hưởng đến trẻ nếu người mẹ bị nhiễm vi-rút trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ.
Nếu người mẹ tiếp xúc với tia X-quang khi mang thai, tốt nhất là nên kiểm tra thính lực của trẻ vì tia xạ có thể ảnh hưởng tới thính lực của bào thai đang phát triển.
Nguy cơ mất thính lực hoặc điếc cao ở phụ nữ bị suy giáp khi mang thai, một tình trạng thiếu hormon tuyến giáp.
Trẻ có cân nặng sơ sinh thấp và những trẻ bị bệnh vàng da sơ sinh có thể bị điếc.
Cách nhận biết trẻ có vấn đề về thính giác
Phụ huynh thường không nhận biết được trẻ bị điếc vì trẻ không có dấu hiệu hoặc biểu hiện. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh để xác định xem trẻ có thể nghe vào ngày sau khi sinh ra. Trên thực tế, đây là xét nghiệm số 1 mà phần lớn các bệnh viện thực hiện.
Được gọi là xét nghiệm sàng lọc đáp ứng trạng thái ổn định thính giác (ASSR), đây là xét nghiệm không xâm lấn chỉ mất 5 phút để thực hiện.
Một dụng cụ cầm tay có điện cực được đặt trên trán, trước tai. Thiết bị này đo hoạt động não khi trẻ nghe âm thanh với những tần số và cường độ khác nhau. Trong một số trường hợp, các bác sĩ làm lại xét nghiệm thêm một lần nữa trong tháng để xác định kết quả. Cho đến khi bác sĩ tin vào kết quả, phụ huynh được yêu cầu làm lại xét nghiệm này.
Ngoài test phản ứng trên, phụ huynh có thể kiểm tra phản xạ của bé với tiếng ồn như kiểm tra xem trẻ có phản ứng hoặc quay ra phía có âm thanh hay không. Nếu trẻ không thể nghe trong vài tháng đầu tiên và nếu bạn nghi ngờ trẻ không có phản xạ bình thường, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Một gợi ý quan trọng khác cha mẹ có thể thấy ở trẻ dưới 1 tuổi là kiểm tra sự phát triển của trẻ. Trong phần lớn các trường hợp, trẻ em trong nhóm tuổi 1-1,5 tuổi bắt đầu tập nói. Bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm để xác nhận tình trạng này.
Các bài kiểm tra thính lực ở trẻ sơ sinh
Ngoài ASSR là một kiểm tra nhanh, không tốn kém và không xâm lấn được thực hiện lúc sinh để phát hiện tình trạng điếc ở trẻ sơ sinh, có một số kiểm tra khác cũng được thực hiện để chấn đoán, bao gồm:
Thính lực đáp ứng gợi điện thế thân não (BERA): Là một test thính giác không xâm lấn, phát hiện hoạt động điện từ tai trong.
Đo màng nhĩ: Một loại test thính lực bao gồm kiểm tra chức năng tai giữa và độ di động của màng nhĩ.
Ngoài các kiểm tra thính lực, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm X quang như chụp MRI và chụp CT não để phát hiện nguyên nhân chính xác gây điếc. Phụ thuộc vào độ nghiêm trọng, họ sẽ đưa ra các lựa chọn điều trị: trợ thính hay phẫu thuật.
Điều trị điếc ở trẻ như thế nào?
Cách duy nhất để điều trị điếc ở trẻ sơ sinh là máy trợ thính hoặc cấy ốc tai. Đây là phương pháp điều trị chủ yếu cho điếc bẩm sinh, do khuyết tật thần kinh. Trong phần lớn các trường hợp, điếc có thể được điều trị với máy trợ thính. Nếu trẻ có cải thiện với máy trợ thính thì không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu không có cải thiện thì cần phẫu thuật.
Nếu trẻ bị điếc dẫn truyền, do có vấn đề tiềm ẩn trong tai, màng nhĩ, tai giữa, có thể trẻ cần dùng thuốc. Đó có thể là do sự tích tụ chất dịch trong tai, khi đó, điều trị sẽ cho thấy cải thiện khả năng thính lực. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thậm chí có thể cần phẫu thuật.
Có thể phòng ngừa điếc ở trẻ sơ sinh?
Bạn có thể phòng ngừa điếc ở trẻ bằng cách tránh xa các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi mang thai. Ngoài ra, nếu bạn bị nhiễm trùng, đặc biệt trong 3 tháng đầu, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Bạn cũng nên kiểm soát tốt hàm lượng hormon tuyến giáp trong thai kỳ. Tránh xa tiếp xúc với tia X quang, chụp CT trong 3 tháng đầu vì chúng làm tăng nguy cơ điếc ở trẻ. Theo dõi cẩn thận các nhiễm trùng ở trẻ dưới 1 tuổi để giảm thiểu nguy cơ mắc các rối loạn thính lực.