Một chiếc túi thương hiệu Chanels từng được cầm cố tại cửa hàng của chị Phương vớigiá vài chục triệu đồng. |
Theo chủ cửa hàng, việc thu hẹp sản phẩm cầm cố một phần còn vì đây là loại dễ thanh lý. "Các loại quần áo, nước hoa thì thanh lý khó và không được giá vì nhiều khách hàng còn e ngại khi sử dụng đồ cũ. Trong khi các loại túi chỉ cần chăm chút lại, làm mới sản phẩm là có thể dễ dàng bán giá cao", chủ hiệu cầm đồ cho hay.
Cũng theo chị, so với 2 năm trước, hiện lượng khách đối với dịch vụ này đông hơn. "Một phần do cửa hàng được nhiều khách biết đến, ngoài ra, nhu cầu cầm cố của nhiều người cũng tăng lên khi công việc làm ăn ngày một khó khăn. Không ít khách đến chỗ chúng tôi đúng lúc bị rơi vào cảnh vỡ nợ", chủ tiệm cho biết.
Hiện, một số cửa hàng cầm đồ tại Hà Nội trước đây vốn chỉ nhận xe máy, laptop, vàng bạc... đến nay cũng mở rộng đối với các sản phẩm hàng hiệu khi nhận thấy nhu cầu đối với dịch vụ này gia tăng. Anh Tuân, chủ một tiệm cầm đồ trên đường Láng, Ba Đình, cho hay mới triển khai thêm đối với hàng hiệu từ tháng 3 vừa qua.
Tuy nhiên, anh thừa nhận nếu không cảnh giác rất dễ bị mắc lừa khách hàng. "Điều khó nhất khi làm cầm đồ những mặt hàng này là xác định thật, giả và định giá sản phẩm. Chính vì thế, không phải ai cũng làm được. Không ít lần, khách hàng mang hàng nhái đến để cầm. May mà bà xã mình có kinh nghiệm phân biệt nên mới không bị dính bẫy", anh Tuân nói.
Bên cạnh cầm đồ các sản phẩm nổi tiếng, đa số các cửa hàng còn triển khai dịch vụ giúp khách hàng thanh lý đồ hiệu. Người ký gửi đồ để thanh lý phải chiết khấu cho cửa hàng 5-10% giá bán sản phẩm nếu có giao dịch thành công.
Tại cửa hàng của chị Phương, những mặt hàng được thanh lý có giá từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng. Chị cho biết, có khoảng 60% là hàng ký gửi, còn lại là đồ được cầm nhưng không được chuộc. Tại cửa hàng của chị, dịch vụ này cũng chiếm 50% doanh thu.