Trong những nỗi đau, mất mát của nhiều ngày qua, hôm nay tôi viết ra những dòng này với một sự mệt mỏi, muốn được đưa ra lời than thở cho những nỗ lực cuối cùng của chúng tôi - những nhân viên Y tế đang ở trong “tâm bão” của dịch sởi, để cộng đồng đỡ hỗn loạn hơn.
Có người nói đùa rằng: Nếu như mô tả đầy đủ các công việc của một nhân viên Y tế thì chắc không ai muốn làm công việc này. Thông thường chúng tôi cứ 5 ngày lại đi trực 24 giờ một lần, còn các ngày khác làm 10 giờ một ngày mới mong an tâm về nhà. Những ngày không có bệnh nhân tử vong, may ra về nhà còn nuốt được cơm. Nhưng là tuyến cuối, hầu như chúng tôi phải đối mặt với điều đó.
Xót xa cho sự ra đi của những đứa bé, khi còn chưa cảm nhận được cuộc sống, nhưng không bao giờ chúng tôi cho phép bản thân mình khóc. Bởi nếu như khóc, tất cả đồng nghiệp sẽ không thể tập trung được vào công việc và khóc theo. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi lạnh lùng. Có những sự ra đi đã trở thành nỗi ám ảnh suốt cuộc đời chúng tôi.
Những ngày đêm giành giật sự sống cho các cháu, chúng tôi đã nếm trải đến trũng sâu đôi mắt. Ảnh Internet.
Những giọt nước mắt đã rơi
Nhưng trong vài tháng qua, đã không ít lần chúng tôi phải khóc. Khóc khi làm việc, khóc khi không cầm được lòng mình, khóc khi mọi cố gắng trở nên vô ích, khóc khi giao ban toàn bệnh viện. Đó là những ngày tháng chiến đấu với dịch sởi.
Từ khi nhận được chỉ thị của Bộ Y tế và Ban Giám đốc, chúng tôi đã phải tăng cường túc trực, từ 5 ngày xuống còn 2-3 ngày trực một lần, nghĩa là “cứ tỉnh rồi lại mê”, cứ một ngày thức trắng rồi một ngày ngủ gà, ngày hôm sau lại thức trắng... Suốt những ngày tháng qua phải túc trực, phải chứng kiến những nỗi đau mất con, phải thấy sự ra đi của các thiên thần mà đó là lựa chọn vì sao tôi làm Nhi khoa, chúng tôi đã khóc.
Khóc vì có những cái chết đáng tiếc, giá như cháu được đưa đi tiêm chủng, giá như bố mẹ cháu không trì hoãn điều trị, giá như tin vào điều trị của bệnh viện tuyến dưới, rất nhiều cái “giá như” khác, khiến cho chúng tôi không cầm được lòng. Sởi đâu phải là một bệnh hiểm nghèo???
Một sự hỗn loạn của cộng đồng
Tôi đã thấy cách đây hơn một năm, người dân bắt đầu mất niềm tin vào tiêm chủng. Khi ấy, có nhiều người đã hỏi tôi về vấn đề đưa cháu đi tiêm do lo ngại vắc xin không đảm bảo chất lượng.
Tôi đã cố gắng hết sức để khuyên giải, rằng đa phần là do sức khỏe chung của trẻ lúc tiêm không được tốt nên dẫn đến biến chứng, số còn lại rất ít do tai biến của vắc xin, chỉ cần chuẩn bị sức khỏe của bé tốt là có thể yên tâm đưa đi tiêm chủng. Song khi ấy tôi thường thất bại.
Khi bắt đầu có những ca tử vong đầu tiên được công bố, thực ra nhân viên Y tế như tôi đã “chiến đấu” với virus sởi được hơn một tháng rồi. Những ngày đêm giành giật sự sống cho các cháu, chúng tôi đã nếm trải đến trũng sâu đôi mắt.
Hầu hết những bậc cha mẹ của các cháu đều hợp tác tốt với chúng tôi, họ giữ đúng quy định của việc cách ly và vô khuẩn.
Sống trong những ngày tháng này, tôi mới thấy thấm thía sức chịu đựng của ngành Y. Trong phòng bệnh, tiếng máy thở kêu rít từng hồi, tiếng monitor chốc chốc lại báo động, cứ một ngày tỉnh rồi một ngày mơ màng.
Tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải lên tiếng, vì vậy tôi viết vài dòng này ra, hi vọng rằng nếu như đất nước ta phải đón một đợt dịch bệnh khác, hãy cư xử có tình người hơn, hãy hướng đến lợi ích cộng đồng hơn là một mục đích nhỏ nhen nào đó, hãy góp sức với chúng tôi thực hiện các bài viết, các buổi trả lời của các bác sỹ, các chuyên gia về dịch bệnh, hãy tuyên truyền cách phòng chống và điều trị dịch bệnh.
Và cuối cùng, hãy để cho chúng tôi tập trung cứu người…
BS. Hiền
- Bệnh sởi và những biến chứng
- Nguyên tắc chữa sởi của Hải Thượng Lãn Ông
- Trước nguy cơ bệnh sởi quay trở lại: Chủng ngừa bằng vắc-xin nào?
- Món ăn thuốc cho người bệnh sởi
- Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
- Bệnh sởi, Đông y chữa thế nào?
- Không tiêm phòng sởi, trẻ bị biến chứng viêm phổi suýt chết
- Chủ quan với sởi, nhiều trẻ bị “bỏ quên” tiêm chủng
- Phân biệt sởi và thủy đậu
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bệnh nhân sởi
- Bệnh sởi hoành hành, vì sao?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát bệnh sởi tại BV Nhi TW
- Thành lập 5 đoàn kiểm tra phòng chống dịch bệnh sởi tại Hà Nội và TP.HCM
- Chưa công bố dịch sởi, vì sao?
- Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view
- Thực phẩm phòng sởi hiệu quả cho bé
- Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng
- Người lớn cũng cần đề phòng sởi
- Đề xuất thanh toán BHYT đối với các ca sởi vượt trần
- Tình hình bệnh sởi ở một số địa phương
- Cảm động thầy thuốc suốt đêm bóp bóng cho bệnh nhi sởi
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương dập tắt dịch sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Dịch sởi ở châu Âu và Mỹ do cha mẹ bỏ quên tiêm chủng
- Hoạt hình ý nghĩa về bệnh sởi
- Người lớn chủ quan với bệnh sởi
- Chẩn đoán và điều trị bệnh sởi như thế nào?
- Bức xúc trò trục lợi kiếm tiền từ dịch sởi
- Trị bệnh sởi theo phương pháp Đông y
- Tin nóng: Bệnh sởi đã có dấu hiệu giảm
- Bộ Y tế quyết liệt khống chế bệnh sởi
- Sẽ có thuốc kháng virus chặn đứng bệnh sởi?
- Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng
- Chữa bệnh sởi bằng bài thuốc cổ truyền
- Lời khuyên điều trị của chuyên gia khi trẻ mắc sởi
- 57,4% số trẻ trong diện tiêm được tiêm phòng sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ