Năm 1894, Hương Cảng là một thương cảng trù phú, thuộc địa của Anh. Chính địa thế cảng biển quan trọng mà Hương Cảng trở thành điểm đến của các lao động từ Trung Quốc đại lục. Từ giới thương gia giàu có cho tới người lao động bần cùng, tất cả cùng tới đây để tìm kiếm cơ hội việc làm, hoặc muốn giàu thêm.
Những người lính của Trung đoàn Shropshire đang phá hủy nhà của các nạn nhân dịch bệnh ở Thượng Hoàn (Hồng Kông) năm 1894. Ảnh nguồn: Wellcome Images / Cc By 4.0
Ước tính khoảng 20 ngàn người Hoa đã định cư chủ yếu ở khu Thượng Hoàn, khi đó nơi này còn được biết đến bởi cái tên là Thái Bình Sơn. Nơi này chỉ rộng nửa dặm vuông, quá đông người sinh sống trong một không gian chật chội với các điều kiện sinh hoạt tù túng khó tả. Người sinh sống cạnh các chuồng nuôi gia súc, thậm chí trên là giường ngủ, dưới là chuồng nuôi lợn. Cuối cùng thì môi trường sống như vậy đã dẫn đến bi kịch vào đầu năm 1894, đó là dịch hạch. Tỷ lệ tử vong lên tới 90% ngay trong các cộng đồng Hoa Kiều.
Nhà Joss ở đường Hollywood (Hồng Kông) vào cuối thế kỷ 19. Ảnh nguồn: The National Archives UK
Dịch bệnh khiến cho các cộng đồng người Hoa và người Anh cầm quyền lao vào một sự thù địch bất tín lẫn nhau, cả 2 phía cùng hoài nghi bên kia là chủ mưu gây họa. Mặc dù vật truyền bệnh được cho là do bọ chét, chấy rận và chuột mang mầm bệnh ở Thượng Hoàn và xuất phát từ các tàu thủy buôn thuốc phiện. Nhưng mọi sự quy lỗi cho dịch bệnh đã đổ lên đầu dân nhập cư. Giải pháp duy nhất mà Anh muốn áp dụng là trục xuất những người bị nhiễm bệnh.
Trung đoàn Shropshire năm 1894. Ảnh nguồn: Wellcome Images / Cc By 4.0
Tháng 5.1894, người Anh phát động một cuộc tấn công lớn nhắm vào ổ dịch bệnh Thượng Hoàn. Một nhóm lính Anh được biết đến dưới cái tên là “Trung đoàn Shropshire” (mà dân gian châm biếm gọi là “Lữ đoàn quét vôi”) đã gõ cửa từng nhà các hộ dân ở Thượng Hoàn, khử trùng, và đỉnh điểm là khi phát hiện nhà ai có người bị bệnh thì đám lính này liền phá sạch nhà của nạn nhân. Những nhà nghi có người lây nhiễm bị đuổi đi...
Trung đoàn Shropshire đang phá hủy nhà của các nạn nhân dịch bệnh ở Thượng Hoàn. Ảnh nguồn: Wellcome Images / Cc By 4.0
Vào thời điểm kết thúc đợt thanh sát, khoảng 7000 người Hoa bị đuổi ra khỏi nhà, và hơn 350 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Cũng trong tháng đó, một con tàu tên là Hygeia bị ép phải di chuyển cách xa bến cảng 1 dặm. Theo các tài liệu hiện còn lưu lại, xác của người chết vì bệnh đã bị mang đi khỏi khu vực Thái Bình Sơn hoặc chất đống trên các đường phố. Nhiều tử thi được chôn tập thể trong các ngôi mộ gọi là “hố dịch hạch”.
Đường Thái Bình Sơn ngày nay ở Thượng Hoàn (Hồng Kông). Ảnh nguồn: Paul Rushton / Alamy
Các tử thi lúc sống là người giàu có thì được đặt trong mộ xi măng ở ngoại ô Thượng Hoàn, lễ an táng cũng diễn ra rất chóng vánh. Một số người chết vì dịch bệnh may mắn có quan tài và được chuyển về quê hương nhờ sự can thiệp Bệnh viện Trung Hóa. Sau đó bệnh viện này thành lập Nhà đòn Trung Hóa vào năm 1899 và vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay, nó là một phần của Tập đoàn bệnh viện Trung Hóa. Sau khi san bằng ổ dịch Thái Bình Sơn, khu vực này được tái xây dựng và dần dần trở thành trung tâm của các bệnh viện và cơ sở y khoa. Mặc dù Nhà đòn Trung Hóa đã được di chuyển đến nơi khác, nhưng bệnh viện Trung Hóa vẫn nằm ở vị trí cũ tại Thượng Hoàn, nơi đang đương đầu với dịch COVID-19.