Hà Nội

Dịch COVID-19 nghỉ dài ngày cần đề phòng tai nạn trẻ em

17-04-2020 19:40 | Đời sống
google news

SKĐS - Hàng ngày, lướt web để cập nhật thông tin,nhiều người không thể không xót xa và cảm thương những số phận của những đứa trẻ khi bị xảy ra những điều không hay. Đó có thể do chủ quan của người chăm sóc trẻ, có thể do những yếu tố khách quan đem lại. Bởi bản thân trẻ còn quá nhỏ để tự biết phòng và tránh các tai nạn thương tích đến với mình.

Thời điểm này trẻ ở nhà dài ngày, bố mẹ cần đề phòng với những nguy cơ có thể đe dọa tính mạng con ngay trong nhà .

Đối với trẻ nhỏ từ 0 - 6 tuổi

Đối với những cháu nhỏ, người lớn phải luôn để trẻ trong tầm mắt quan sát của mình, không để trẻ chơi một mình, dù chỉ là trong tích tắc.

Cần để các đồ vật sắ‌c nhọ‌n nguy hiể‌m (dao, kéo, tuốc nơ vít, đinh...) ở trên cao ngoài tầm với và tầm mắt của trẻ. Bởi nếu các cháu dễ dàng lấy được các đồ vật trên, không biết sự nguy hiể‌m của chúng nên sử dụng như một thứ đồ chơi và ta‌i nạ‌n xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Không để trẻ chơi gần nơi có những đồ thủ‌y tinh như kính, bình hoa... Vì trẻ chạy nhảy, nô đùa dễ xô đổ làm vỡ và những mảnh thủ‌y tinh rất nguy hiể‌m cho trẻ khi ngã vào hoặc dẫm phải.

Cẩn thậ‌n tuyệt đối khi dùng kim băng, kim tiêm. Dùng xong phải cất vào nơi an toàn, không để cho trẻ lấy được ngậm vào miệng.

Nên dành cho một khu vực chơi riêng cho trẻ: tránh việc trẻ cùng chơi ở các phòng của người lớn, phòng khách, phòng ăn, bởi vì những khu vực này thường hay có những đồ vật gây nguy hiể‌m cho trẻ, nếu trẻ tò mò cầm nghịch ngợm như nắp bút, ghim, da‌o kéo...

Nhà nào cũng sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau nên cần để xa tầm tay trẻ nhỏ.

Đối với trẻ lớn từ 7 - 14 tuổi

Dạy cho trẻ biết những vật sắ‌c nhọ‌n rất nguy hiể‌m và không nên chơi da‌o, kéo và các đồ vật sắ‌c nhọ‌n cũng như chơi các trò nguy hiể‌m như: đấu kiế‌m gỗ, đánh nhau bằng que, dùng đất đá, vật nhọ‌n để ném nhau, bắ‌n nhau bằng súng cao su, phóng da‌o, bắ‌n cung tên... vì sẽ dễ bị ta‌i nạ‌n thư‌ơng tích, làm trẻ chảy máu, đa‌u đớ‌n, thậm chí mù lòa.

Nếu bị thư‌ơng chảy máu hay trầ‌y xước da không được tự ý đắp lá, rắc thu‌ốc bột, rắc bùn bẩn hay đổ cồn trực tiếp lên vết thư‌ơng, không dùng chun buộc ga-rô vết thư‌ơng. Cũng không được tự ý rút các vật cắm vào vết thư‌ơng như mảnh thủ‌y tinh, cái đinh, con da‌o... mà gọi ngay người lớn đến giúp đỡ.

Người lớn cần làm gì?

Người lớn cần trang bị cho mình những kỹ năng x‌ử lý các ta‌i nạ‌n thư‌ơng tích và có ý thức phòng ngừa ta‌i nạ‌n cho trẻ.

Nếu chẳng may trẻ bị vật sắ‌c nhọ‌n đâm, phải biết cách sơ cứ‌u ban đầu, không được coi thường các vết thư‌ơng của trẻ. Nếu vết thư‌ơng nặng cần chuyển ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ chăm sóc.

Cha mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ nên để những vật nhỏ dễ nuốt tránh xa tầm tay của trẻ để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Những vật nuốt phải phổ biến nhất là: đồng xu, viên pin nhỏ, cúc áo, hòn bi, hòn đá, móng tay, đinh vít, kẹp ghim, các cục nam châm nhỏ, các bộ phận của những món đồ chơi như xe, máy bay… (nhất là đồ chơi chạy bằng pin).

Ngoài ra để tránh nguy cơ trẻ hóc dị vật, nuốt dị vật, các phụ huynh, người trông trẻ cần chú ý những vấn đề sau:

- Cần tìm hiểu, nắm rõ về mức độ nguy hiểm của việc để trẻ nuốt phải dị vật.

- Rèn ngay không cho trẻ thói quen ngậm đồ chơi, đồ vật trong nhà của trẻ.

- Phụ huynh không nên cho trẻ cười đùa trong khi ăn. Việc làm này dễ khiến trẻ bị nghẹn, hóc và khiến cho dị vật (nếu có) xuống sâu hơn, khó xử lý.

- Không cho trẻ ăn những thức ăn quá cứng, có nhiều xương; nên cho trẻ ăn những thức ăn nhỏ, mềm...

- Khi cho trẻ ăn, phải quan sát cho trẻ nhai kỹ, chậm rãi và theo dõi trẻ liên tục.


BS Ngọc Lan
Ý kiến của bạn