Ảnh minh họa
Bạn có đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần hay chỉ khi nào có bệnh mới đi? Bạn có bất ngờ khi bác sĩ thông báo kết quả rằng mình đang mắc một bệnh lý nào đó?
Thật ra, cơ thể luôn “trò chuyện” cùng bạn mỗi ngày với những dấu hiệu nhỏ nhất của các bộ phận trên cơ thể. Vấn đề là bạn có chịu lắng nghe cơ thể hay chỉ đến khi một cơ quan “đình công” hoặc một bộ phận bị tổn thương thì bạn mới tìm cách chữa lành.
Tại sao bạn nên lắng nghe cơ thể?
Khi biết cách lắng nghe cơ thể, bạn sẽ bảo vệ hệ miễn dịch khỏe mạnh và đảm bảo các cơ quan hoạt động nhịp nhàng. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta đều lắng nghe những thứ ồn ào và náo nhiệt bên ngoài nhiều hơn là những thông điệp thầm lặng bên trong cơ thể.
Nếu bạn là đàn ông, hẳn là bạn sẽ thích lắng nghe những lời khen của cấp trên khi đi làm hoặc bạn bè lúc tụ tập hơn là lời bác sĩ khuyên chăm sóc sức khỏe. Nếu bạn là phụ nữ, có lẽ bạn vẫn muốn nghe người khác trầm trồ vóc dáng thon thả hơn là nhắc nhở ăn uống lành mạnh.
Dường như tiếng nói từ bên ngoài đã lấn át tiếng nói từ bên trong của cơ thể. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2015 cho thấy 80% bé gái Mỹ 10 tuổi đã ăn kiêng. Và 53% bé gái 13 tuổi có suy nghĩ tiêu cực về hình thể của mình.
Khi không lắng nghe nhu cầu của cơ thể và kịp thời nhận ra sự bất ổn, bạn sẽ vô tình “ngược đãi” chính mình. Trào lưu ăn kiêng của phụ nữ và sở thích nhậu nhẹt của đàn ông là những ví dụ quen thuộc cho điều này.
Nếu bạn học cách lắng nghe cơ thể từ khi còn trẻ, bạn sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn và giảm thiểu rủi ro bệnh tật lúc về già. Bạn sẽ đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cơ thể để xây dựng chế độ dinh dưỡng và thói quen sống lành mạnh. Quan trọng hơn, bạn có thể kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và ngăn ngừa bệnh tật tiến triển nặng hơn.
Bạn có biết tỷ lệ người tử vong do COVID-19 thường tập trung ở người lớn tuổi, người có bệnh lý nền và người có hệ miễn dịch suy yếu? Theo thống kê của CDC, những người có hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ cao bị bệnh nặng do SARS-CoV-2. Họ cũng có thể bị lây nhiễm trong khoảng thời gian dài hơn so với những người bệnh khác.
Vậy làm thế nào để bạn học cách lắng nghe cơ thể trong mùa dịch COVID-19 này đây?
Cách lắng nghe cơ thể trong mùa dịch
Đôi lúc cơ thể chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở bạn cần nghỉ ngơi hay dấu hiệu của tuổi tác, nhưng có lúc lại cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng như stress, kiệt sức, tổn thương hay bệnh lý. Để học cách lắng nghe cơ thể, bạn cần làm mọi thứ chậm rãi hơn, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tăng cường miễn dịch.
Làm mọi thứ chậm rãi hơn
Đại dịch COVID-19 khiến nhịp sống bỗng trở nên chậm rãi hơn khi bạn phải giảm bớt các hoạt động sinh hoạt, làm việc và giải trí bên ngoài. Thậm chí, chúng ta có thể phải ở nhà liên tục nhiều ngày vì công ty cho nghỉ làm hoặc do lệnh giãn cách xã hội.
Ngay cả khi “nhàn rỗi”, cơ thể của bạn vẫn “biểu tình” vì bạn bị stress do công việc bấp bênh hay lười ăn uống và vận động. Tuy nhiên, nếu bạn học cách “sống chậm” hơn thì những biến cố thời COVID-19 sẽ không gây ảnh hưởng quá tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
Thay vì gọi thức ăn nhanh, bạn hãy thử nấu ăn tại nhà. Khi không thể đến phòng gym, bạn có thể tập yoga tại nhà. Nếu không đi chơi được, bạn có thể ở nhà đọc sách, nghe nhạc, vui đùa với con, làm vườn, trang trí nhà cửa …
Hãy làm mọi thứ chậm rãi hơn, như thế bạn mới lắng nghe được cơ thể dù chỉ là những tín hiệu nhỏ. Thậm chí, bạn sẽ cảm nhận được rõ nét cơ thể mình khỏe hơn hẳn sau 1 – 2 tuần sinh hoạt lành mạnh.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng/lần để bác sĩ có thể giúp bạn “lắng nghe cơ thể”. Nếu bạn cảm thấy bất ổn, chẳng hạn như thay đổi về khả năng nhìn, trò chuyện, đi lại, suy nghĩ, giao tiếp, hoặc bị đau ngực, khó thở thì hãy đi bệnh viện. Đừng đợi xem bạn có cảm thấy đỡ hơn không. Nếu đó là một cơn đột quỵ hoặc đau tim, bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Khi học cách lắng nghe cơ thể, bạn cần tin tưởng vào trực giác của mình. Đừng lờ đi một triệu chứng bất thường chỉ vì bạn “sợ” đi khám vừa tốn kém lại phiền phức. Ngay cả cảm giác mệt mỏi thông thường cũng đang nhắc bạn tối nay về nhà nên ăn uống và nghỉ ngơi.
Để phối hợp với bác sĩ tốt hơn khi khám sức khỏe, bạn nên ghi lại các dấu hiệu và triệu chứng bất thường của mình. Bạn cũng đừng quên chia sẻ với bác sĩ tiền sử bệnh lý cùng các loại thuốc và thực phẩm bổ sung mình đang dùng nhé.
Chủ động tăng cường miễn dịch
Khi lắng nghe cơ thể thấy mệt mỏi hay uể oải, bạn nên chủ động tăng cường miễn dịch trước khi cơ thể cảnh báo bằng những dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Cùng với các hoạt động thể chất, bạn cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) chia sẻ: “Chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm bao gồm chất đạm, chất béo, đường bột và rau xanh quả chín. Trong mùa dịch COVID-19 này, bạn lại càng nên tăng cường sức đề kháng với nhiều loại hoa quả, bổ sung các đồ ăn, thức uống có chứa nhiều vitamin A, vitamin D, vitamin C...”
Với hương vị cam tự nhiên, Bocalex sẽ giúp bạn đánh bay cảm giác mệt mỏi sau hàng giờ làm việc vất vả dưới nắng nóng. Để không bị dịch bệnh tấn công, bạn hãy lắng nghe cơ thể dù chỉ là những dấu hiệu mệt mỏi thường ngày như vậy.
TPBVSK Bocalex là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được phân phối rộng rãi tại tất cả các nhà thuốc, siêu thị trên toàn quốc và trên các trang thương mại điện tử.
Chi tiết xem tại https://www.bocalex.vn/
GPQC số: 2096/2020/XNQC-ATTP
(*) Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.