Tuy nhiên do đặc thù của bệnh suy giãn tĩnh mạch, Ths. BS. Nguyễn Kim Anh - Trưởng khoa Lồng ngực mạch máu ( Bệnh Viện Quận Thủ Đức) đã đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch trong mùa dịch COVID-19, giúp người bệnh ở nhà được an toàn và hạn chế tối đa những nguy cơ đối với sức khỏe.
Đối với bệnh nhân đang điều trị nội khoa
- Thuốc: bạn phải uống thuốc đủ liều và liên tục theo toa của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý ngưng thuốc.
- Mang vớ(tất) ép (còn gọi là vớ y tế, vớ áp lực, vớ nén, vớ tĩnh mạch,…): Vớ có nhiều áp lực khác nhau để điều trị các mức độ bệnh khác nhau, và là phương pháp điều trị rất hiệu quả, được khuyến cáo cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Vớ này nên được mang khi tập thể dục, khi đi tàu xe - máy bay, đi làm, khi phải tĩnh tại ở 1 tư thế qua lâu, hoặc vào những khoảng thời gian mà bạn cần đứng hay ngồi nhiều để làm việc, sinh hoạt. Vào lúc nghỉ ngơi hay lúc ngủ có thể tháo vớ ra. Ngoài ra, lúc nằm ngủ nên kê cao chân bằng gối mềm cũng có tác dụng tốt cho điều trị.
Bệnh nhân cần tuân thủ ý kiến của thầy thuốc, không tự ý dừng thuốc
Quan trọng nhất: Thay đổi lối sống, tập thể dục nâng cao sức khỏe
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu: Nếu phải ngồi lâu để làm việc, mỗi 20-30 phút bạn nên đứng dậy đi lại để máu vùng chậu - mông lưu thông. Khi phải đứng nhiều làm việc, bạn nên đi lại thường xuyên, tránh đứng lâu ở một tư thế, tốt nhất là nên đứng dồn lực đều trên 2 chân. Khi máu lưu thông tốt, sẽ hạn chế máu ứ đọng ở chân, vì thế giảm được tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
- Tốt nhất nên mặc quần có độ co giãn tốt, mềm và thoáng khí.
- Tập thể dục thường xuyên, vừa sức: Những bài tập thể dục tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân theo hình ảnh dưới đây.
Các động tác trên bạn nên tập mỗi ngày khoảng 2 hoặc 3 lần để bảo vệ đôi chân của bạn. Đối với các bạn là nhân viên văn phòng, công nhân viên … với thời gian và điều kiện tập hạn chế, có thể tập theo các động tác tư thế ngồi tại nơi làm việc, phối hợp tất cả các động tác khi về nhà.
Để phòng bệnh, cần tránh các tư thế đứng hoặc ngồi quá lâu. Khi làm việc phải đứng lâu, có thể nhún nhẩy chân từng lúc để giúp máu lưu thông về tim tốt hơn. Tránh các tư thế ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, ngồi bó gối… Để điều trị: Nếu có các triệu chứng như tê mỏi, chuột rút bắp chân, đau tức sưng cổ chân khi đi lại thì phẫu thuật lột bỏ tĩnh mạch nông nếu tĩnh mạch to và ngoằn nghèo; mang vớ tĩnh mạch (vớ tạo áp lực từ đùi đến cổ chân) nếu là suy van tĩnh mạch sâu.
Việc xác định chẩn đoán chủ yếu dựa vào khám lâm sàng bao gồm nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu.
Sờ để biết được độ cứng của phần mềm, đặc biệt là vùng trước xương chày, so sánh cả hai bên. Ngoài ra có thể sờ thấy cả một đoạn tĩnh mạch cứng, phù nề, các cục thuyên tắc và xác định nhiệt độ của da.
Với các thầy thuốc chuyên khoa có thể áp dụng một số thủ thuật để đánh giá tình trạng của các van tĩnh mạch hiển trong như: thủ thuật Schwarz, thủ thuật ho, thủ thuật Trendelenburg và thủ thuật Perthe.
Cuối cùng chẩn đoán được xác định bằng siêu âm Doppler màu mạch máu, với phương pháp này cho phép chúng ta xác định được những rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch, mức độ giãn của tĩnh mạch và các cục thuyên tắc trong lòng mạch để từ đó có thái độ điều trị đúng đắn.