Dịch bệnh và sức khỏe tâm thần có mối liên hệ như thế nào?

05-05-2020 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Thực tế của làm việc tại nhà, thất nghiệp tạm thời, trẻ em học tại nhà và thiếu tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cần có thời gian để làm quen. Thích nghi với những thay đổi trong lối sống như đã nói ở trên, hoặc quản lý nỗi sợ nhiễm bệnh, và lo lắng về những người gần gũi với chúng ta, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương, là thách thức đối với tất cả mọi người. Chúng có thể đặc biệt khó khăn đối với những người có tình trạng sức khỏe tâm thần không tốt.

Nói về những vấn đề khó chịu đối với con người hay chính là stress. Nói đến stress người ta cho rằng là những căng thẳng về tâm thần, thể chất và cả xã hội.

Sợ hãi là một phản ứng bình thường trong những tình huống không chắc chắn, nhưng đôi khi nỗi sợ hãi sẽ gây tổn thương cho người khác và chính mình. (ảnh minh hoạ)

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn - Phó Viện trưởng Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai; Trưởng Bộ môn Tâm thần - Trường Đại học Y Hà Nội: Khi đề cập đến stress người ta nói đến 2 yếu tố chính:

- Tình huống gây stress như: bệnh tật, lo lắng, mệt mỏi

- Rối loạn tâm thần như rối loạn ăn uống, mất ngủ và  mâu thuẫn trong gia đình, khó khăn học tập, tình cảm và người ta nói nhiều đến thảm họa...

Giai đoạn đầu, con người cảm thấy có khó khăn, huy động đến tinh thần để đối phó đó là phản ứng với stress.

Giai đoạn hai, con người thích nghi với những khó khăn: tâm thần thì tỉnh táo, tim mạch thì tim đập nhanh, huyết áp tăng, cơ bắp thì huy động năng lượng cơ thể để ứng phó.

Giai đoạn ba, giai đoạn cuối cùng, con người không chịu đựng được nữa.

Quay về đại dịch COVID-19 liên quan đến stress được chia mức độ được là:  khi gặp thì có thể đối phó được, đối với người lo lắng gọi  với stress, trường hợp sốc  nghĩa là được gọi với stress mạnh gây hậu quả lớn. Đây là đại dịch gây với stress nặng và sốc vì nó ảnh hưởng đến 2 vấn đề. Thứ nhất, đại dịch này đe dọa đến tính mạng từng cá nhân trong cộng đồng, thứ 2 là môi trường bình thường đã có stress, nhưng khi dịch bệnh đến chúng ta có nhiều biện pháp phòng bệnh như cách ly xã hội, trẻ không đến trường.... khi đó có nghĩa là chúng ta thay đổi môi trường sống. Tuy nhiên ở mỗi cá nhân thì mức độ stress khác nhau.

Theo PGS.TS. Trịnh Thị Ngọc - Nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai: Tỷ lệ mắc và tử vong rất cao, tâm lý của người dân cũng như nhân viên y tế bị ảnh hưởng rất cao.

>>Xem đầy đủ tư vấn từ chuyên gia về vượt qua stress tại: https://suckhoedoisong.vn/truyen-hinh-truc-tuyen-vuot-qua-stress-trong-mua-dich-n172557.html

Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe tâm thần:

- Nếu bạn đang điều trị cho một tình trạng sức khỏe tâm thần, hãy chắc chắn rằng bạn tiếp tục dùng thuốc theo kê đơn, và bạn có một cách để dự trữ thuốc của bạn. Nếu bạn đang có những cuộc gặp với một chuyên gia về sức khỏe tâm thần, hãy tìm hiểu cách thức tiếp tục sự hỗ trợ đó trong thời gian dịch bệnh. Các thuốc thường dùng trong điều trị các triệu chứng rối loạn tâm thần theo chỉ dẫn của bác sĩ gồm:

- Thuốc bình thần, điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật như tofisopam (Grandaxin) có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng bất an về tâm lý (lo âu, căng thẳng, cáu gắt, khó ngủ,…) và triệu chứng vận mạch (cơn bừng bốc hỏa, hồi hộp, đánh trống ngực,…).

- Thuốc chống trầm cảm, giải lo âu: nhóm thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (SSRIs) gồm fluoxetine (Prozac, Sarafem), paroxetine (Paxil, Pexeva), sertraline (Zoloft),…

- Giữ liên lạc với những người chăm sóc bạn và biết những người mà bạn có thể liên hệ để được hỗ trợ nếu sức khỏe tâm thần của bạn suy giảm.

- Nếu bạn đang xử lý các chứng rối loạn do sử dụng rượu hoặc ma túy, hãy lưu ý rằng dịch COVID-19 có thể dẫn đến tăng cảm giác sợ hãi, lo lắng và cô lập, có thể làm tăng nguy cơ tái phát, sử dụng chất gây nghiện, không tuân thủ điều trị hoặc không tuân thủ với chế độ điều trị. Nếu bạn đang nhận được hỗ trợ thông qua một nhà tâm lý học hoặc nhóm hỗ trợ, hãy tìm hiểu cách tiếp tục duy trì các hỗ trợ đó trong khi dịch bệnh bùng phát.

- Nếu bạn đang được điều trị chơi game hoặc rối loạn cờ bạc, hãy tiếp tục điều trị nếu có thể. Kiểm tra với bác sĩ trị liệu hoặc nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về cách tốt nhất để tiếp tục điều trị trong thời gian cách li tại nhà.

Trân trọng cảm ơn VPĐD của công ty EGIS PHARMACEUTICALS Private Limited Company đã đồng hành cùng chương trình!

>> Xem thêm đầy đủ tư vấn từ chuyên gia về Cách Ứng Phó với Stress trong cuộc sống hiện đại tại:

https://suckhoedoisong.vn/truyen-hinh-truc-tuyen-ung-pho-voi-stress-trong-cuoc-song-hien-dai-n148098.html


Ý kiến của bạn