Dịch âm đạo khi mang thai có đáng lo?

16-03-2022 06:46 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất là tiết dịch âm đạo tăng lên và diễn ra trong suốt thai kỳ. Những thay đổi của tiết dịch âm đạo khi mang thai có bình thường không hay là nguyên nhân đáng lo ngại?

Dịch âm đạo có thể thay đổi về độ đặc hoặc độ dày, tần suất và số lượng khi mang thai. Dịch tiết âm đạo bình thường, được gọi là bạch cầu, loãng, trong hoặc trắng sữa và có mùi nhẹ.

Những thay đổi trong dịch tiết âm đạo có thể bắt đầu sớm nhất là một đến hai tuần sau khi thụ thai, thậm chí trước khi bị chậm kinh. Khi quá trình mang thai phát triển, dịch tiết này thường trở nên dễ nhận thấy hơn và nặng nhất vào cuối thai kỳ.

Trong những tuần cuối của thai kỳ, phụ nữ có thể nhận thấy dịch tiết có chất nhầy đặc kèm theo ít máu, được gọi là "hiện tượng". Đây là dấu hiệu chuyển dạ sớm cần được lưu ý và đi khám ngay lập tức.

1. Dịch âm đạo là gì?

Tiết dịch âm đạo thường xuyên xảy ra ở phụ nữ trong thời gian hành kinh. Có thể bắt đầu sớm nhất là một vài tháng trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu lần đầu ở tuổi vị thành niên, thường giảm dần sau khi mãn kinh.

Tiết dịch âm đạo là cách cơ thể phụ nữ thải chất lỏng và tế bào ra ngoài. Việc sản xuất dịch tiết âm đạo có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ, và có thể thay đổi về độ đặc và hình dạng tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố này bao gồm:

Dịch âm đạo khi mang thai có đáng lo? - Ảnh 2.

Tiết dịch âm đạo nhiều gây khó chịu cho phụ nữ mang thai.

Dịch tiết âm đạo thường bắt đầu vào khoảng thời gian bạn gái có kinh lần đầu. Nó có thể bắt đầu đến sáu tháng trước khi bạn có kinh nguyệt đầu tiên. Đây là lúc cơ thể đang có nhiều thay đổi về nội tiết tố. Dịch tiết âm đạo mà cơ thể tạo ra có thể thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và trong suốt cuộc đời của phụ nữ, có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn vào những thời điểm khác nhau.

Tiết dịch âm đạo khỏe mạnh thường trong hoặc màu trắng, có mùi nhẹ nhưng không phải mùi nặng, có thể để lại màu hơi vàng trên đồ lót.

Tiết dịch âm đạo được tạo thành từ các chất lỏng từ tử cung, cổ tử cung và âm đạo. Khi cơ thể giải phóng trứng từ buồng trứng, có thể nhận thấy dịch âm đạo đặc hơn. Sự thay đổi về tiết dịch này có thể cho thấy thời gian sinh sản.

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có thể tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường. Khi già đi và trải qua thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ có thể sản xuất ít hơn hoặc không tiết dịch âm đạo vì cơ thể không còn rụng trứng và nồng độ estrogen thay đổi. Do đó, phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc sau mãn kinh có thể bị khô âm đạo.

2. Nguyên nhân thay đổi tiết dịch âm đạo?

Dịch âm đạo tiết ra nhiều và chảy trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ do sự dao động về nồng độ hormone. Khi mang thai, các hormone tiếp tục đóng một vai trò trong những thay đổi đối với dịch tiết âm đạo.

Những thay đổi của cổ tử cung khi mang thai cũng ảnh hưởng đến việc tiết dịch âm đạo. Khi cổ tử cung và thành âm đạo mềm đi, cơ thể sẽ tiết dịch dư thừa để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Đầu của thai nhi cũng có thể ép vào cổ tử cung khi thai phụ gần cuối thai kỳ, điều này thường dẫn đến tiết dịch âm đạo nhiều hơn.

3. Dịch tiết âm đạo thế nào cần đi khám?

Dịch âm đạo khi mang thai có đáng lo? - Ảnh 4.

Dịch âm đạo bất thường khi có màu vàng, xanh lục hoặc xám có mùi hôi nặng kèm theo mẩn đỏ hoặc ngứa, hoặc sưng âm hộ.

Dịch tiết âm đạo không phải là điều quá lo lắng nên liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy dịch âm đạo thay đổi từ độ đặc, màu và mùi điển hình hoặc nếu có các triệu chứng khác ở vùng âm đạo. Điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết về bất kỳ dịch tiết bất thường nào vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc vấn đề với thai kỳ. Một số dấu hiệu tiết dịch bất thường như dịch có màu vàng, xanh lục hoặc xám có mùi hôi nặng kèm theo mẩn đỏ hoặc ngứa, hoặc sưng âm hộ.

Tiết dịch bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nhiễm trùng nấm men thường gặp trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn bị nhiễm trùng nấm men trong khi mang thai, bác sĩ có thể cho bạn dùng một loại kem hoặc thuốc đặt âm đạo.

Tiết dịch bất thường cũng có thể do bệnh lây truyền qua đường tình dục nên phụ nữ mang thai được các cơ sở y tế khuyến cáo sàng lọc nhiễm trùng nấm men và sẽ được khám tiền sản để phát hiện các bệnh viêm âm đạo, viêm âm đạo do vi khuẩn, bệnh trichomonas, bệnh da liểu, chlamydia, bệnh viêm vùng chậu. Khi phát hiện bệnh càng sớm thì càng giúp giảm nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi.

Tiết dịch bất thường cũng có thể báo hiệu một biến chứng trong thai kỳ. Nên gọi cho bác sĩ hay đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn bị chảy nhiều dịch màu đỏ tươi. Đây có thể là dấu hiệu của nhau tiền đạo hoặc nhau bong non.

Thai phụ nên lưu ý thời điểm bắt đầu thay đổi dịch tiết âm đạo những nghi ngờ nào về bệnh do tiết dịch âm đạo gây nên. Khi nghi ngờ, tốt hơn hết là nên đi khám để bác sĩ xác định thai phụ tiết dịch có phải là nguyên nhân đáng lo ngại hay không?

4. Lời khuyên của bác sĩ

Dịch âm đạo khi mang thai có đáng lo? - Ảnh 5.

Khi bắt đầu mang thai cần đi khám và khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

- ể tránh nhiễm trùng dịch tiết âm đạo và gây bệnh phụ khoa, phụ nữ mang thai nên vệ sinh sạch sẽ, tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm, các sản phẩm thụt rửa.

- Không thụt rửa sâu chỉ vệ sinh bên ngoài âm đạo bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH và nước khi tắm, rửa.

- Để tránh kích ứng âm đạo, không nên mặc quần bó sát, nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, mặc đồ lót cotton, nên lau khô phần phụ sau khi tắm, rửa, bơi lội hoặc tập thể dục. Không nên sử dụng băng vệ sinh khi mang thai.

- Trong chế độ ăn uống nên ăn thêm sữa chua và các thực phẩm lên men khác vào để thúc đẩy vi khuẩn lành mạnh.

- Khi bắt đầu mang thai cần đi khám tiền sản và khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Cần thảo luận về bất kỳ dịch tiết âm đạo bất thường nào ngay lập tức, trước khi tình trạng xấu đi. Hoặc đến bác sĩ thường xuyên để kiểm tra và kiểm tra nếu bạn có hoạt động tình dục.

Phụ nữ mang thai chưa được tiêm phòng vaccine COVID-19 dễ gặp biến chứng nghiêm trọng hơnPhụ nữ mang thai chưa được tiêm phòng vaccine COVID-19 dễ gặp biến chứng nghiêm trọng hơn

SKĐS - Thai phụ nhiễm COVID-19 dễ bị biến chứng hơn so với những đối tượng khác. Hơn nữa, nếu thai phụ bị nhiễm COVID-19 chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nặng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phát hiện bằng chứng về Deltacron


Bác sĩ Quang Dương
Ý kiến của bạn