Địa phương nào có thí sinh vào đại học thấp nhất cả nước?

03-03-2023 13:34 | Thời sự
google news

SKĐS - Bình Dương là địa phương có tỉ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển nhập học vào các cơ sở đào tạo cao nhất năm 2022, với hơn 67%.

Xét tuyển đại học 2023: Khối ngành sức khỏe sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ngày 20/7Xét tuyển đại học 2023: Khối ngành sức khỏe sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ngày 20/7

SKĐS - Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, từ ngày 5/7 đến 17h ngày 25/7 tổ chức đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (không giới hạn số lần) trong thời gian quy định.

Tại Hội nghị tuyển sinh 2023 do Bộ GD&ĐT tổ chức sáng 3/3, PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) đã báo cáo về kết quả công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022, triển khai công tác tuyển sinh năm 2023.

The PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, mặt bằng chung tỷ lệ thí sinh nhập học vào các trường đại học năm 2022 của cả nước là 48,09%. Nghĩa là cứ 100 em tốt nghiệp THPT năm 2022 thì có 48 em xác nhận nhập học đại học. Cả nước chỉ có 24 địa phương nằm ở mức mặt bằng chung trở lên.

Địa phương nào có thí sinh vào đại học thấp nhất cả nước? - Ảnh 2.

5 địa phương có tỷ lệ vào đại học cao nhất, lần lượt là Bình Dương (67,42%), Thừa Thiên - Huế (62,57%), Đà Nẵng (61,88%), Khánh Hòa (60,76%), TP.HCM (60,74%).

Trong 5 tỉnh, thành dẫn đầu danh sách không có địa phương nào thuộc vùng đồng bằng sông Hồng - khu vực vẫn được xem là mặt bằng giáo dục phổ thông cao, đời sống kinh tế - xã hội của người dân nhìn chung không khó khăn bằng nhiều khu vực khác. 

Trong top 10 địa phương dẫn đầu còn có Hải Phòng (58,25%), Phú Yên (57,10%), Hà Nội (56,81%), Bắc Ninh (56,12%), Hưng Yên (56,02%).

10 địa phương thấp nhất cả nước (dưới 30%) đều thuộc khu vực trung du và miền núi phía bắc, gồm: Quảng Bình (30,72%), Yên Bái (29,36%), Tuyên Quang (28,8%), Hòa Bình (28,54%), Điện Biên (27,46%), Cao Bằng (24,92%), Lạng Sơn (24,87%), Sơn La (23,66%), Hà Giang (21,53%) và Lai Châu (20,39%).

Địa phương nào có thí sinh vào đại học thấp nhất cả nước? - Ảnh 3.

Ngoài ra, cũng tại hội nghị này, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học đã công bố một số phương thức xét tuyển đại học có tỉ lệ nhập học dưới 1%.

Cụ thể các phương thức như sau: Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển: 0,50%; Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển: 0,25%; Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển: 0,27%; Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển: 0,13%; Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển: 0,26%; Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển: 0,50%; Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển: 0,01%. Và thấp nhất là phương thức xét tuyển qua phỏng vấn với tỷ lệ thí sinh nhập học là 0,00%,

Bộ GD&ĐT lưu ý, cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện Đề án tuyển sinh năm 2023. Trong đó, cần hoàn thiện các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành;  loại bỏ những phương thức xét tuyển không hiệu quả, tránh làm cho các phương thức tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối đối với thí sinh. Đồng thời, các cơ sở đào tạo cần định hướng công tác tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

‘Ma trận’ các lò luyện thi đánh giá năng lực: Làm sao để thí sinh vững tâm lý?‘Ma trận’ các lò luyện thi đánh giá năng lực: Làm sao để thí sinh vững tâm lý?

SKĐS - Sau khi cổng đăng ký thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của một số trường đại học đã được mở thì trên mạng cũng ồ ạt xuất hiện các lò luyện thi khiến học sinh hoa mắt, không biết ôn thi thế nào để đạt hiệu quả.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn