1. Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay còn gọi nhiễm trùng tiểu là bệnh lý viêm nhiễm niệu đạo, bàng quang, thận và niệu quản, là những ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Nhiễm trùng tiểu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu.
Những nhiễm trùng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu. Nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, các yếu tố nguy cơ bao gồm: tiền sử nhiễm trùng tiểu, có hoạt động tình dục, sử dụng chất diệt tinh trùng, đã mãn kinh, phụ nữ mang thai, mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, bất thường cấu trúc của đường tiết niệu,…
Các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu bao gồm:
- Đi tiểu đau
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Đi tiểu rất thường xuyên
- Lượng nước tiểu thấp, ngay cả khi bạn muốn đi tiểu
- Có máu trong nước tiểu
- Chuột rút hoặc áp lực ở vùng bụng dưới
- Nước tiểu có mùi khó chịu
- Khi nhiễm trùng lan lên đến bàng quang và thận có thể gây đau buốt vùng thắt lưng
2. Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục có ngăn ngừa viêm đường tiết niệu được không?
Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải là một loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, hoạt động tình dục có thể làm tăng nguy cơ phát triển các nhiễm trùng tiểu. Vi khuẩn ở bộ phận sinh dục hoặc vùng hậu môn có thể xâm nhập vào niệu đạo khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, việc sử dụng đồ chơi tình dục có thể truyền vi khuẩn nếu không được vệ sinh đúng cách giữa các lần sử dụng.
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như Chlamydia, có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nhiễm trùng tiểu không truyền từ người sang người qua đường tình dục, giống như các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa có kết luận về việc đi tiểu sau khi quan hệ tình dục có giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu hay không. Nhưng các nhà khoa học cùng đi đến kết luận, có nhiều cách để giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường tiết niệu, bao gồm duy trì đủ nước và tăng cường vệ sinh cá nhân.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên bạn nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Các chuyên gia y tế cho rằng, thực hiện việc này có thể giúp loại bỏ vi khuẩn ở gần niệu đạo và ngăn chúng xâm nhập vào đường tiết niệu.
Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố trong năm 2016 của American Family Physicican cho thấy rằng việc đi tiểu sau khi quan hệ tình dục không có tác dụng bảo vệ khỏi các nhiễm trùng có thể đo lường được. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu lưu ý, vẫn nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục vì hoạt động này sẽ giúp bạn giữ vệ sinh vùng sinh dục tốt hơn.
Cần lưu ý thêm rằng, việc đi tiểu sau khi quan hệ tình dục cần thiết hơn đối với nữ giới. Thứ nhất vì niệu đạo của nữ rất gần với âm đạo và hậu môn, khiến vi khuẩn dễ dàng lây lan từ âm đạo và hậu môn sang niệu đạo. Thứ hai vì niệu đạo của nữ ngắn hơn so với nam giới sẽ khiến vi khuẩn sau khi xâm nhập di chuyển tới bàng quang nhanh hơn và gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
3. Các phương pháp ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu
Một số cách đơn giản khác giúp bạn ngăn ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu bao gồm:
- Đi tiểu bất cứ khi nào bạn muốn, không nên nhịn đi tiểu.
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, uống thường xuyên trong ngày.
- Giữ vệ sinh vùng sinh dục và tiết niệu.
- Sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su trong quan hệ tình dục.
- Làm sạch và tiệt trùng đồ chơi tình dục, cốc nguyệt san trước khi sử dụng.
- Khi đi vệ sinh xong nên rửa nhẹ nhàng với nước sạch và lau khô từ trước ra sau.
- Tránh thụt rửa âm đạo và không dùng các chất tẩy rửa hóa học để vệ sinh âm hộ, âm đạo.
Xem thêm video đang được quan tâm
Phụ nữ mang thai sớm tiếp cận vaccine phòng COVID-19.