Đi tiểu ra máu, người đàn ông không ngờ có 'vật thể lạ' to đùng trong bàng quang

25-07-2022 20:07 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Người bệnh nhập viện với biểu hiện tiểu khó, buốt, ngắt quãng, phải rặn khi đi tiểu đôi khi có lẫn máu và đau tức bụng vùng hạ vị.

Các thầy thuốc khoa Ngoại Thận – Tiết niệu thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật thành công lấy viên sỏi bàng quang có kích thước rất lớn (8×9 cm) cho người bệnh nam 61, tuổi trú tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Người bệnh nhập viện với biểu hiện tiểu khó, buốt, ngắt quãng, phải rặn khi đi tiểu đôi khi có lẫn máu và đau tức bụng vùng hạ vị.

Người bệnh cho biết trước đó đã phát hiện ra sỏi bàng quang và có điều trị thuốc nam nhiều năm nhưng không đi khám. Đợt này, ông tiểu buốt nhiều và có lẫn máu nên mới đến Bệnh viện tỉnh Phú Thọ kiểm tra.

Bệnh nhân được các bác sĩ thăm khám làm các xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang, CT Scaner chẩn đoán sỏi bàng quang kích thước lớn và được chỉ định phẫu thuật mở bàng quang lấy sỏi.

Đi tiểu ra máu, người đàn ông không ngờ có "vật thể lạ" to đùng trong bàng quang - Ảnh 1.

Hình ảnh chụp Xquang của người bệnh có viên sỏi bàng quang.

Viên sỏi được lấy ra có kích thước 8x9cm, nặng khoảng 400g. Ngay sau phẫu thuật người bệnh tỉnh táo, ăn uống được, sau mổ 1 tuần được ra viện, tiểu tiện bình thường, vết mổ khô liền tốt.

Đi tiểu ra máu, người đàn ông không ngờ có "vật thể lạ" to đùng trong bàng quang - Ảnh 2.

Các bác sĩ phẫu thuật lấy viên sỏi bàng quang. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ cho biết, bàng quang là cơ quan chứa đựng nước tiểu do 2 quả thận tiết ra và từ đó thoát ra ngoài qua tiểu tiện. Sự ứ đọng do không thể đào thải hết nước tiểu khỏi bàng quang lâu ngày sẽ gây sỏi bàng quang.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, sỏi bàng quang sẽ gây ra những biến chứng nặng như: rối loạn tiểu tiện, bí tiểu, viêm bàng quang (cấp hoặc mãn tính); nhiễm trùng tiểu, suy thận, thậm chí ung thư bàng quang.

Khi người bệnh gặp các triệu chứng của bệnh sỏi đường tiết niệu như: Đau vùng thắt lưng hoặc hạ vị, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu… cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn phương pháp điều trị.
Việt Nam nằm trong vùng có tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu caoViệt Nam nằm trong vùng có tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu cao

SKĐS - Thông tin trên được các nhà khoa học đưa ra tại Hội thảo khoa học chuyên đề về Kỹ thuật ít xâm lấn trong điều trị bệnh lý sỏi đường tiết niệu được BVĐK tỉnh Bình Dương tổ chức sáng 8/4/2022.


T.Nguyên
Ý kiến của bạn