(Tiếp theo số 120)
5. Từng có ý định mua đảo hoang và tạo dựng công xã hippy
Năm 1967 đạt tột đỉnh vinh quang, các nghệ sĩ trẻ The Beatles thành đạt chỉ còn chút xíu đi đến quyết định trả tiền mua đứt hòn đảo nhỏ nằm trên biển Địa Trung Hải, gần khu vực Athens. John Lennon thời gian đó từng trải “sự trở về” hoang tưởng đã thuyết phục các thành viên còn lại của ban nhạc về ý tưởng xây dựng công xã hippy trên hòn đảo cách ly hoàn toàn xã hội đương đại. Thập kỷ sau, Lennon tỉnh táo thừa nhận, sự thay đổi quyết định không mua đảo vào phút chót là một trong những bước đi đúng đắn nhất của The Beatles.
6. Đĩa hát trên phim chụp Xquang đã qua sử dụng
Thời những năm 1960-1970 chính quyền Liên Xô coi âm nhạc của các nghệ sĩ Anh quốc là tiếng la hét của quỷ tư bản đang giẫy chết, vậy nên nghe nhạc tư bản bị cấm tuyệt đối. Không thể tìm kiếm tác phẩm của The Beatles trong các cửa hàng âm nhạc nhà nước. Mặc dù vậy giới trẻ Nga vẫn theo dõi đầy đủ sáng tác của Lennon và các thành viên còn lại. Các album được sao chép bằng phương pháp thủ công trên phim chụp Xquang đã qua sử dụng đánh cắp từ các bệnh viện.
Phương pháp sao chép âm thanh này thường được gọi là “âm nhạc trên xương cốt”. “Đĩa hát” độc đáo vì lý do dễ hiểu, hết sức mềm dẻo, chất lượng âm thanh tệ hại, song vẫn là giải pháp duy nhất, khả dĩ giúp giới trẻ Liên Xô khám phá thành tựu của ban nhạc bị cấm đoán.
Đĩa hát The Beatles dị thường bằng phim chụp Xquang đã qua sử dụng.
7. Khởi thủy Paul McCartney đã trình bày tuyệt phẩm Michelle...
Trong các livshow đầu tiên, cầm đàn guitar trong tay, sau đoạn dài trình bày bằng tiếng Anh ca khúc Michelle của mình, McCartney lẻn vào góc sân khấu và lúng búng cất lên tiếng hát bằng ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ mang chút âm hưởng tiếng Pháp. Tất nhiên ngoài tiếng vỗ tay tán thưởng của bộ phận fan trẻ “cấp tiến” chuộng chi tiết mới lạ, tác phẩm bị giới phê bình và các thành viên còn lại của The Beatles kịch liệt phản đối.
Thấy không ổn, nếu McCartney tiếp tục duy trì đoản khúc “ngôn ngữ xa lạ”, John Lennon yêu cầu vợ người bạn thông thạo ngoại ngữ chuyển nội dung McCartney muốn diễn đạt sang tiếng Pháp. Sau đó Lennon chỉnh sửa, để phù hợp với nội dung bản tình ca. Ca khúc hoàn chỉnh xuất hiện trong album phòng thu thứ 6 của họ, Rubber Soul, được phát hành tháng 12/1965. Michelle là ca khúc duy nhất của The Beatles được thu âm với một phần lời bằng tiếng Pháp. Tại lễ trao giải Grammy năm 1967, Michelle đoạt giải Bài hát của năm.
8. Lẽ ra Eric Clapton đã là thành viên The Beatles
Sinh năm 1945, Clapton, nghệ sĩ guitar, nhạc sĩ và ca sĩ duy nhất được 3 lần xướng danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll: 1 lần trong vai trò nghệ sĩ solo và 2 lần là thành viên ban nhạc The Yardbirds và Cream. Thiếu chút nữa Eric Clapton tài hoa cũng trở thành thành viên The Beatles. Sự kiện xảy ra cuối những năm 60, khi giữa các nghệ sĩ The Beatles bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn và ngày càng nói nhiều đến khả năng kết thúc sự nghiệp. Năm 1969, không lâu trước thời điểm tan rã thực sự, George Harrison tuyên bố, đã ngán tiếp tục sự nghiệp với The Beatles và chia tay mọi người.
Đáp lại, Lennon đã thuyết phục thành công Eric Clapton gia nhập The Beatles, thay thế Harrison, để cùng 3 thành viên còn lại thực hiện album Abbey Road đã lên kế hoạch. Tuy nhiên khả năng này đã không xảy ra vì chính... kẻ đào ngũ. Đúng 5 ngày sau chia tay, Harrison đột ngột quay lại cùng đồng đội và tiếp tục dự án “Abbey Road”.
9. Trứng bắc - nhạc phẩm nổi tiếng nhất của The Beatles
Sáng sớm một ngày năm 1963, Paul McCartney thức dậy tại nhà bạn gái cùng giai điệu mới lạ đột nhiên xuất hiện và thúc giục trong đầu. E ngại chớp nhoáng lãng quên, vậy nên trước khi thu xếp thời gian ngồi chép nốt nhạc, vừa bước đi trong nhà, McCartney vừa lầm rầm hát thầm giọng mũi: “scrambled eggs... baby, I love scrambled eggs” (“trứng bắc... người yêu, anh yêu món trứng bắc”). Cuối cùng phần giai điệu đã được sử dụng trong thời gian sáng tác album gần nhất, còn đoản khúc, McCartney từng có khởi đầu nhắc đến trong món ăn khoái khẩu được chuyển thể thành Yesterday! Bài hát buồn kể về một chuyện tình tan vỡ năm 1999 được BBC, Radio 2 bình chọn là “Ca khúc hay nhất thế kỷ 20”, một năm sau Yesterday được công chúng, kênh MTV và tạp chí Rolling Stone xếp vị trí số 1 trong các ca khúc pop vĩ đại nhất mọi thời đại.