Đi lại được nhờ cấy ghép tế bào khứu giác

25-10-2014 10:18 | Y học 360

Tế bào khứu giác là một dạng tế bào thần kinh đóng vai trò như một chất keo giúp làm liền tủy sống đã bị đứt, giúp người đàn ông có thể đi lại được

Một người đàn ông bị liệt có thể đi lại được nhờ một liệu pháp tiên phong liên quan đến cấy ghép tế bào từ khoang mũi vào tủy sống.

Darek Fidyka, bị liệt sau khi bị đâm bằng dao vào năm 2010, hiện ông có thể đi lại được nhờ sử dụng một bộ khung đỡ. Các phẫu thuật viên tại Ba Lan hợp tác với các nhà khoa học ở London sử dụng các tế bào khứu giác (OEC) đóng vai trò như các tế bào mở đường cho phép các sợi thần kinh trong khoang mũi tiếp tục được tái tạo.

Darek Fidyka
Darek Fidyka

Trong 2 cuộc phẫu thuật đầu tiên, các nhà phẫu thuật lấy một trong các ống khứu giác và nuôi cấy các tế bào trong phòng thí nghiệm. 2 tuần sau, họ cấy ghép OEC vào tủy sống đã bị dao đâm xuyên qua ngoài lớp sẹo giúp làm liền tủy sống.

LiLy (theo BBC)


Ý kiến của bạn