Đi học trực tiếp, đây là những điều nhà trường và học sinh cần làm ngay

22-10-2021 09:55 | Xã hội
google news

SKĐS - Bên cạnh việc nhiều địa phương vừa chuyển hướng cho học sinh học trực tuyến thay vì trực tiếp do dịch COVID-19, thì cũng có một số tỉnh thành đang lên kế hoạch đón học sinh trở lại trường. Vậy, để đảm bảo an toàn trường học trong tình hình mới, nhà trường và học sinh cần phải làm gì?

Học sinh ở địa bàn cấp độ dịch 1, 2 được đi học trực tiếpHọc sinh ở địa bàn cấp độ dịch 1, 2 được đi học trực tiếp

SKĐS - Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1, 2 (nguy cơ thấp và trung bình) được tổ chức dạy học trực tiếp; củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Bộ GD&ĐT vừa có hướng dẫn chi tiết về việc tổ chức hoạt động dạy trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Trong đó quy định rất rõ về những điều cần đảm bảo để học sinh đến trường an toàn trước những diễn biến khó lường của dịch COVID-19.

Nhà trường cho học sinh trở lại trường dựa trên cấp độ phòng chống dịch do địa phương ban hành. Cụ thể đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình): tổ chức dạy học trực tiếp; củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Quy định được chia làm 3 giai đoạn: trước khi học sinh đến trường, khi học sinh học ở trường và sau khi rời trường.

Nhà trường và học sinh cần làm gì để đảm bảo an toàn khi tới lớp học trực tiếp? - Ảnh 4.

Trước khi học sinh đến trường, nhà trường cần thực hiện vệ sinh, khử trùng trường lớp, đồ dùng học tập theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế.

Trước khi học sinh đến trường:

1. Xây dựng kế hoạch giáo dục, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường, phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh tại địa phương.

2. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường học, chú ý đến các yếu tố liên quan đến người khuyết tật.

3. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, công tác y tế trường học cho học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên thông qua sổ liên lạc điện tử, hệ thống sổ tay phòng chống dịch COVID19, tài liệu hướng dẫn công tác y tế trường học hoặc hệ thống thông tin sẵn có của nhà trường.

4. Yêu cầu học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà và đeo khẩu trang trên đường đến trường.

5. Thực hiện vệ sinh, khử trùng trường lớp, đồ dùng học tập và phương tiện đưa đón (nếu có) theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế.

6. Kiện toàn bộ phận thường trực về công tác y tế trường học, bố trí phòng cách ly tạm thời, phòng y tế đảm bảo theo quy định, tổ chức hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường.

Khi học sinh đến trường:

7. Bảo đảm học sinh được giao nhận tại cổng trường. Cha mẹ, người đưa đón học sinh không vào trong khuôn viên nhà trường.

8. Thực hiện vệ sinh các khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, phương tiện đưa đón học sinh (nếu có) sau mỗi lần đưa đón theo quy định. Bố trí thùng rác có nắp đậy tại vị trí phù hợp.

9. Kiểm tra, bổ sung kịp thời xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay nhanh và các vật dụng cần thiết khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.

10. Nhà trường, ban chỉ đạo, các tổ an toàn COVID-19 của trường phân công cán bộ, thực hiện kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch theo quy định.

Khi học sinh kết thúc buổi học:

11. Đảm bảo học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên giãn cách hợp lý, đeo khẩu trang khi rời trường về nhà.

12. Bảo đảm học sinh được giao nhận tại cổng trường. Cha mẹ, người đưa đón học sinh không vào trong khuôn viên nhà trường.

Nhằm tăng cường chất lượng dạy học khi học sinh trở lại trường học, ngày 22/10, Bộ GD&ĐT đã có văn bản yêu cầu: Khi học sinh mới trở lại trường học, nhà trường tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh chuyển trạng thái từ học trực tuyến, học qua truyền hình sang học tập trực tiếp tại trường. Tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh có điều kiện học trực tuyến; dạy bổ sung những nội dung kiến thức còn thiếu kết hợp với ôn tập, củng cố nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh không có điều kiện học trực tuyến.

Sử dụng hiệu quả thời gian học sinh được đến trường để tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp các nội dung cơ bản, cốt lõi theo các văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD&ĐT phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh, tránh gây áp lực, quá tải đối với học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá định kì theo hình thức trực tiếp tại trường cần được thực hiện sau một thời gian học sinh đã được ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức

Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để tổ chức và quản lý học sinh học tập ở nhà, ở trường cũng như việc đi lại hằng ngày từ nhà đến trường và từ trường về nhà, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19...

Xem thêm video đang được quan tâm:

6 biện pháp đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn