Hà Nội

Đêm nay (5/5), Việt Nam quan sát được mưa sao băng rực rỡ

05-05-2024 10:21 | Xã hội
google news

SKĐS - Eta Aquarids là một trong 2 trận mưa sao băng trong năm có nguồn gốc từ chiếc đuôi dài đầy đá bụi của sao chổi Halley lừng danh, khi rơi xuống Trái Đất chúng trở nên rực rỡ.

Sắp được ngắm mưa sao băng từ hạt bụi của sao chổi HalleySắp được ngắm mưa sao băng từ hạt bụi của sao chổi Halley

SKĐS - Mưa sao băng Eta Aquarids được hình thành từ những hạt bụi của sao chổi Halley - thiên thể được biết đến và quan sát từ thời cổ đại. Mưa sao băng Eta Aquarids thường xảy ra hằng năm.

Vào đêm 5/5, rạng sáng 6/5, Việt Nam sẽ đón đêm cực đại của mưa sao băng Eta Aquarids. Với 50 ngôi sao băng mỗi giờ trong đêm cực đại, Eta Aquarids năm nay lớn bất thường, dù vẫn thua các siêu mưa sao băng như Quadrantids hay Perseids. Các năm khác, Eta Aquarids thường chỉ tuôn ra 10-30 ngôi sao băng trong đêm cực đại.

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), mưa sao băng Eta Aquarids được hình thành từ những hạt bụi của sao chổi Halley, là thiên thể được biết đến và quan sát từ thời cổ đại. Các sao băng bay nhanh có thể để lại những vệt phát sáng kéo dài vài giây đến vài phút. Các sao băng Eta Aquarids thường phát ra từ chòm sao Bảo Bình, như nguồn gốc tên gọi của chúng.

Đêm nay (5/5), Việt Nam quan sát được mưa sao băng rực rỡ- Ảnh 2.

Đêm nay, Việt Nam có thể theo dõi trận mưa sao băng rực rỡ Eta Aquarids.

Các vệt sao băng từ mưa sao băng Eta Aquarids không xuất hiện với tần suất đều đặn. Người quan sát có thể phải chờ đợi 15 phút và không thấy sao băng nào, sau đó nhiều sao băng có thể xuất hiện cùng lúc. Tại những khu vực nam bán cầu như Úc, New Zealand, Eta Aquarids là một trong những trận mưa sao băng tuyệt vời nhất trong năm. Tuy nhiên, khu vực bắc bán cầu lại quan sát Eta Aquarids hơn.

Mưa sao băng Eta Aquarids vốn đã bắt đầu rải rác trên bầu trời đêm từ ngày 19/4, mạnh dần cho đến nay. Sau ngày 6/5, mưa sao băng sẽ yếu dần và biến mất hoàn toàn sau ngày 28/5. Do chênh lệch múi giờ, các quốc gia trên thế giới có thể quan sát đêm cực đại khác nhau, ví dụ tại một số khu vực của Mỹ đêm cực đại rơi vào đêm 4/5, rạng sáng 5/5. Sao chổi Halley sẽ tiếp tục gây ra một cơn mưa sao băng khác vào tháng 10, mang tên Orionids.

Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), bạn cũng nên theo dõi tình hình thời tiết trước khi tiến hành quan sát (một cách dễ hiểu, nếu bạn thấy các ngôi sao bình thường ở phía Đông thì bạn mới có cơ hội nhìn thấy sao băng), đồng thời chọn vị trí có góc nhìn rộng về phía Đông, ít ánh đèn chiếu thẳng vào mắt (nhưng cũng đừng quên lưu ý an toàn cá nhân cho bản thân bạn).

Vào đêm cực điểm, khi chòm sao Aquarius đã ở đủ cao (khoảng 2 giờ sáng trở đi) và mắt bạn đã quen với bóng tối của bầu trời (thường mất từ 10 tới 15 phút), bạn có thể thấy khoảng 30 sao băng mỗi giờ đối với những nơi có thời tiết lý tưởng và gần như không ô nhiễm ánh sáng, và ít hơn một chút nếu bạn ở nơi có ô nhiễm.

Hãy lưu ý rằng, mưa sao băng không phải giống như trong những bức tranh minh họa hay trong những bộ phim hoạt hình, 30 hay thậm chí 50 sao băng mỗi giờ ngay cả với thời tiết lý tưởng có nghĩa là bạn cần khá kiên nhẫn khi quan sát; vì vậy nên chuẩn bị tư thế quan sát cho mình, một chiếc ghế dài để ngả lưng sẽ là một cách lý tưởng. Bạn không cần bất cứ thiết bị nào để theo dõi hiện tượng này, hãy dùng mắt thường vì đó chính là cách tốt nhất.

Ống nhòm ngắm sao và kính viễn vọng ở sân sau thường không được khuyến khích sử dụng để quan sát mưa sao băng, vì bạn có thể phóng tầm mắt của mình lên toàn bộ bầu trời để tìm kiếm các ngôi sao băng.

Sắp có mưa sao băng cổ xưa tỏa sáng trên bầu trờiSắp có mưa sao băng cổ xưa tỏa sáng trên bầu trời

SKĐS - Mưa sao băng Thiên Lyrids diễn ra hàng năm từ ngày 16 đến ngày 25 tháng 4. Cực điểm năm nay rơi vào đêm 22 rạng sáng 23/4 là cơ hội để người yêu thiên văn quan sát sự kỳ thú của bầu trời đêm.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bản tin dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 5/5 | SKĐS



Tô Hội
Ý kiến của bạn