Tuy nhiên, đề xuất này đang vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau như có nên tăng hay không? Và nếu tăng thì bao nhiêu là hợp lý?
Xung quanh vấn đề này, một luồng ý kiến tỏ ra đồng tình vì cho rằng việc đưa ra các biện pháp này nhằm chấn chỉnh và quản lý tốt hơn hoạt động trông giữ xe trên địa bàn thành phố và cho rằng đây là một giải pháp cần thiết để hạn chế dừng đỗ tại một số tuyến phố không đáp ứng được năng lực lưu thông, hướng người sử dụng đến những tuyến phố khác hoặc di chuyển bằng phương thức khác. Nhưng về phía người dân và các doanh nghiệp trông giữ xe, những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp nếu áp dụng quy định này thì lại cho rằng. Với mức tăng như đề xuất lên gấp 3 lần hiện tại, chắc chắn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Kèm theo đó là sự lo ngại về phí trông giữ xe ôtô sẽ tăng mạnh dù đã cao ngất ngưởng như hiện nay.
Nếu theo đề xuất, đơn cử như các tuyến hè phố tại quận Hoàn Kiếm sẽ tăng lên 150 nghìn/m2/tháng. Đơn cử, với chỗ đỗ xe ôtô có diện tích 15m2, như vậy doanh nghiệp phải đóng 75 nghìn/1 chỗ đỗ/ngày. Nếu tính theo giá trông giữ phổ biến hiện này thì tương ứng 5 giờ đỗ xe. Theo một số chuyên gia cho biết, mức thu này không phải là quá cao và việc tăng mức thuế không đồng nghĩa với việc tăng phí trông giữ xe. Tuy nhiên, dư luận cho rằng, nếu tăng phí sử dụng lòng đường hè phố lên gấp 3 lần thì chắc chắn các đơn vị cá nhân quản lý nơi trông giữ xe sẽ phải gõ vào đầu người gửi, vì thực tế, giá trông xe của các nơi khi chưa tăng phí hiện nay đã tăng ầm ầm so với quy định, nếu tăng nữa thì không biết sẽ như thế nào?! Ở đây việc tăng phí không những gây khó khăn cho doanh nghiệp mà đánh trực tiếp vào túi tiền người dân, trong khi ở nhiều nơi, nhiều tuyến phố không có nơi để xe, người dân bắt buộc phải gửi xe theo quy định.
Trong thời gian tới, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tổ chức lấy ý kiến đại diện nhân dân, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp. Sau khi lấy xong ý kiến, đề xuất này sẽ được trình lên kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội diễn ra vào tháng 12 tới đây. Vấn đề đặt ra ở đây là, chúng ta cần cân nhắc việc tăng phí theo tuyến phố hay theo khu vực vì có những phố không khuyến khích đi lại hay muốn giảm áp lực sẽ tăng phí, còn tuyến nào người dân vẫn phải có nhu cầu sử dụng đi lại mà lại không có phương thức nào thay thế thì chúng ta cần xem xét việc tăng phí ở mức hợp lý hơn. Bên cạnh đó, một vấn đề nữa đặt ra đừng nên nghĩ đến việc tận thu, nhiều nơi chúng ta hay nghĩ đến việc tận thu nhiều quá nên hay gặp phải sự phản ứng của người dân, cần đặt ra mục tiêu giảm ùn tắc, lấn chiếm lòng đường là quan trọng nhất, còn hiệu quả kinh tế chỉ là yếu tố phụ.