Hà Nội

Đề xuất quy định chặt chẽ hơn ngăn việc hành hung, xúc phạm thầy cô

20-11-2024 10:37 | Thời sự
google news

SKĐS - ĐBQH Trần Văn Cảnh và Nguyễn Văn Mạnh cùng đề xuất dự án Luật Nhà giáo cần quy định chặt chẽ hơn nhằm ngăn chặn tình trạng phụ huynh hành hung giáo viên.

Phát biểu tại buổi thảo luận Luật Nhà giáo sáng 20/11, ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định cho rằng, thời gian qua, xảy ra một số vụ việc phụ huynh học sinh hành hung giáo viên, hay học sinh xúc phạm thầy cô, trong khi trước đây, tình trạng này gần như không xảy ra.

Đề xuất quy định chặt chẽ hơn ngăn việc hành hung, xúc phạm thầy cô- Ảnh 1.

ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh.

"Việc này ảnh hưởng đến truyền thống tôn sự trọng đạo, ảnh hưởng đến hình ảnh người thầy", ông Nguyễn Văn Cảnh nêu.

Do đó, đại biểu Cảnh đề nghị tại Điều 11 dự thảo luật, cần bổ sung quy định rõ những việc phụ huynh, học sinh không được làm đối với nhà giáo. Cụ thể, cần quy định phụ huynh không được giải quyết mâu thuẫn trực tiếp với nhà giáo mà cần thông qua ban giám hiệu nhà trường, ban đại diện cha mẹ, cơ quan nhà nước.

Đề xuất quy định chặt chẽ hơn ngăn việc hành hung, xúc phạm thầy cô- Ảnh 2.

ĐBQH Nguyễn Văn Mạnh.

Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Văn Mạnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cũng đề nghị bổ sung nội dung "Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của nhà giáo" vào trước điểm a khoản 3 Điều 11 để đảm bảo nhà giáo được bảo vệ và giúp nhà giáo thực sự thấy an tâm với nghề nghiệp, yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Đồng thời, bổ sung thêm một nội dung từ chối tiếp nhận, giáo dục học sinh, trừ trường hợp pháp luật có quy định, tránh xảy ra trường hợp này và có cơ sở để xử lý vi phạm đối với giáo viên khi từ chối tiếp nhận giáo dục học sinh cá biệt.

Đề xuất quy định chặt chẽ hơn ngăn việc hành hung, xúc phạm thầy cô- Ảnh 3.

ĐBQH Trần Quang Minh.

Còn ĐBQH Trần Quang Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình nêu quan điểm, cần bổ sung thêm nghĩa vụ của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đó là phải xây dựng môi trường giáo dục thân thiện.

Theo đại biểu, đây là nội dung nằm trong phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, đã được phát động cách đây hơn 16 năm và đến nay đã khẳng định vẫn nguyên giá trị, ý nghĩa. Để đạt được mục đích này, các thầy cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo.

Đại biểu cho biết thêm, các thầy cô giáo trong quá trình dạy học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh. Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm, đe dọa học sinh. Trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên, thiết yếu của con người. Trường học thân thiện là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ với giáo dục, hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ.

Nghĩa vụ của nhà giáo trong xây dựng trường học thân thiện thì ngoài truyền thụ kiến thức còn phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, tạo môi trường và điều kiện để học sinh tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa của địa phương. Đồng thời phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục các em, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể để tự bảo vệ sức khỏe, đời sống lành mạnh, an toàn, đến quý trọng gia đình, độ lượng và bao dung, có tình yêu với quê hương, đất nước...

ĐBQH nêu lý do để xếp lương, phụ cấp, ưu đãi cao nhất đối với nhà giáoĐBQH nêu lý do để xếp lương, phụ cấp, ưu đãi cao nhất đối với nhà giáo

SKĐS - Nhiều ĐBQH bày tỏ đồng tình với quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo: lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng...


Lê Bảo
Ý kiến của bạn