Hà Nội

Đề xuất lắp mái che cho vỉa hè ở TP HCM: ‘Không mái che nào mát và đẹp bằng cây xanh’

30-03-2023 13:08 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo chuyên gia, mái che bằng cây xanh vừa làm đẹp đường phố, vừa tạo bóng mát, cảnh quan lại giúp điều hòa không khí… là lựa chọn tốt hơn nhiều so với mái che bằng tôn hay nhựa.

Hàng trăm cây xanh được trồng mới nhân dịp Tết trồng cây tại đền Chung Sơn – Đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí  MinhHàng trăm cây xanh được trồng mới nhân dịp Tết trồng cây tại đền Chung Sơn – Đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 9/2, tại khuôn viên Đền Chung Sơn (Kim Liên, Nam Đàn)- Đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã diễn ra chương trình "Tết trồng cây nhớ ơn Bác Hồ". Hàng trăm cây xanh đã được trồng mới tại đây trong sự kiện ý nghĩa nhân dịp Xuân Quý Mão 2023.

Trồng lại cây tạo bóng mát và cảnh quan

Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM vừa đề xuất lắp mái che cho tuyến đường Lê Lợi (Quận 1), tạo không gian đi bộ thuận lợi cho thương mại – dịch vụ. Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM, đây là tuyến đường mới tái lập, chưa thể bố trí ngay quang cảnh cây và mảng xanh đủ lớn, đủ dày để tạo bóng mát cho vỉa hè như trước.

Kinh phí mái che tại đây ước tính sơ bộ bước đầu khoảng 20 - 30 tỉ đồng bao gồm chi phí vật tư, nhân công, thi công... Nguồn kinh phí này có thể huy động xã hội hóa, nguồn đóng góp từ các hộ kinh doanh có liên quan (được thụ hưởng từ việc lắp mái che) hoặc từ ngân sách địa phương. Phương án mái che được đánh giá sẽ mang lại những hiệu quả nhất định cho tuyến đường Lê Lợi và cả khu vực trung tâm như thay thế dãy cây xanh bị di dời, tạo bóng mát, tạo không gian bên dưới ấm cúng, thân thiện, an toàn cho người đi bộ, khách du lịch.

Theo TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch đô thị, việc lắp mái che vỉa hè đường Lê Lợi là phần nhỏ của nhiều vấn đề lớn. Hiện nay, khu vực tam giác 'Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Hàm Nghi' được định vị là khu vực trung tâm của TP HCM. Trong đó, đường Nguyễn Huệ là trục đường hành chính, đường Hàm Nghi là trục đường tài chính - ngân hàng và đường Lê Lợi là trục đường thương mại - dịch vụ.

Không mái che nào mát và đẹp bằng cây xanh - Ảnh 2.

Trồng cây xanh ở vỉa hè tạo bóng mát là giải pháp bền vững, thân thiện cho đô thị như TP HCM.

Trong tương lai, chúng ta phải vừa bảo tồn, vừa chỉnh trang và phát triển khu vực này. Hiện nay, trục đường Lê Lợi vừa có yếu tố thương mại vừa có yếu tố lịch sử. Ngoài ra, đây là điểm kết nối hai nhà ga metro là ga Bến Thành và ga Nhà hát Thành phố. Do đó, theo kinh nghiệm quốc tế thì trục đường này sẽ là nơi người dân và du khách đi bộ giữa hai nhà ga, vừa tham quan, vừa mua sắm, thưởng ngoạn.

Được biết, đường Lê Lợi từng có hàng cây xanh rất đẹp nhưng trước đó buộc phải chặt bỏ để thực hiện dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Theo TS Đinh Quang Diệp, nguyên giảng viên Trường Đại học Nông Lâm TP HCM, cần thiết phải trồng lại hàng cây mới để tạo bóng mát và cảnh quan. Nếu không gian nhỏ thì trồng cây nhỏ, không gian lớn thì trồng cây lớn. Chỉ 3-4 năm là đã có được bóng mát và hàng cây xanh trong khu đô thị rồi.

Việc trồng cây xanh nếu đúng chủng loại, kỹ thuật thì không sợ ảnh hưởng đến công trình xây dựng. Có thể sử dụng các loại bồn thấp. Các tuyến đường lớn có vỉa hè rộng trên 5m như Lê Lợi thì việc trồng các loại cây cao 2-6m như cây bằng lăng, cây móng bò,... là hoàn toàn có thể".

Theo chuyên gia, đường Lê Lợi vốn là tuyến phố thương mại, dịch vụ, trước đây hai bên là hàng cây xanh rợp bóng mát, thu hút nhiều người dân, du khách. Hiện, một bên tuyến vẫn tồn tại hàng cây cũ nên phía còn lại thành phố cần trồng cây xanh tương tự để khôi phục lại cảnh quan cho đường như xưa.

Tỉ lệ cây xanh đô thị ở Việt Nam chỉ bằng 1/5 thế giới

TS Nguyễn Thị Lan Thi (Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM) cũng không ủng hộ phương án làm mái che dọc vỉa hè đường Lê Lợi, vì có thể gây xáo trộn, làm mất các nét kiến trúc đặc trưng ở trung tâm thành phố. Mái che sẽ làm không gian ở khu vực vốn đông người và xe qua lại thêm bức bí, gây ra cảnh nhếch nhác cho tuyến nếu không quản lý, duy tu tốt.

Theo bà Thi, nếu chỉ cần tạo bóng mát cho đại lộ Lệ Lợi, việc bố trí mảng xanh sẽ không tốn quá nhiều thời gian. Thành phố thay vì trồng các loại cây nhỏ từ đầu, chờ trưởng thành thì có thể chuyển những cây lớn 3-4 năm tuổi từ nơi khác đến. Nếu chăm sóc tốt, cây sinh trưởng nhanh chỉ cần thêm 1-2 năm giúp khu vực rợp bóng mát. Giải pháp này cũng góp phần cải thiện môi trường ở trung tâm thành phố vốn đang rất thiếu mảng xanh.

Theo TS Lâm Quang Diệp, quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị quy định chọn giống cây trồng trong đô thị là cây phải có thân thẳng, phân cành cao từ 3m trở lên, rễ cọc phát triển sâu; cây có sức đề kháng cao, chống chọi tốt với gió bão và bệnh hại; hoa, quả, cây không có mùi khó chịu, không chứa chất gây hại sức khỏe. Các loại cây trồng ven đường càng phải tuyệt đối tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn này để bảo đảm an toàn cho người dân.

Trên thực tế, hầu hết các giống cây đang được trồng ở TP HCM như bằng lăng tím, me tây, lim xẹt... đều là cây rễ cọc, phân cành cao, đáp ứng đúng tiêu chuẩn quy định. Một số loại cây rễ chùm như sọ khỉ, trước đây trồng khá nhiều nay chính quyền thành phố cho đốn hạ bớt.

Theo TS Diệp, TP HCM nói riêng, Việt Nam nói chung vẫn chưa có quy hoạch cây xanh đô thị, chỉ mới thiết kế được khu vực dùng để trồng cây chứ chưa chỉ ra được đất ở khu vực đó phù hợp với loại cây gì. Việc này dẫn đến nhiều giống cây rễ cọc chất lượng rất tốt nhưng gặp đất không phù hợp nên sinh trưởng chậm, đề kháng kém, dễ bị sâu hại tấn công khiến cây bị rỗng ruột, mục rễ, không thể chống chọi khi gặp mưa to gió lớn.

Xét cụ thể ở mảng cây xanh, theo Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị của Việt Nam ở mức thấp, chỉ từ 2-3 m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên hợp quốc là 10m2 và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20-25 m2/người. Như vậy, tỷ lệ cây xanh đô thị của Việt Nam chỉ bằng 1/5-1/10 của thế giới.

Khi diện tích đất cây xanh đạt 20 - 50% diện tích đất đô thị thì cây xanh, mặt nước trong đô thị có thể làm giảm 3,3 độ C nhiệt độ không khí. Ngoài ra, cây xanh đô thị có thể làm giảm từ 40-50% cường độ bức xạ mặt trời và hấp thụ từ 70-75% năng lượng mặt trời… Theo tính toán, ở TP HCM, mật độ cây xanh công cộng đầu người hiện tại của đô thị đặc biệt này là thấp hơn nhiều, chưa đến 1m2/người.

"Thành phố cần quy hoạch và đầu tư xây dựng các vành đai xanh xung quanh thành phố, trong bối cảnh quỹ đất dành cho phát triển mảng xanh ở vùng đô thị trung tâm như các Quận 1, 3, 4, 5, 10… không còn. Vì vậy, cần phát triển các mảng xanh ở vùng đô thị mới và vùng ven đô thị để trang trí thay cho công trình bị bê tông hóa", TS Lâm Quang Diệp nói.

Cần lữu trữ hồ sơ cây xanh, không thể cứ thích là thayCần lữu trữ hồ sơ cây xanh, không thể cứ thích là thay

SKĐS - Theo các chuyên gia, cây già cỗi nhưng được chăm sóc đúng cách vẫn có thể giữ lại tạo cảnh quan, bởi giá trị khoa học của cây già cỗi, cổ thụ là rất lớn.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cô giáo vật lý đi thi Ai là triệu phú theo phong cách "TÍNH CẢ RỒI!"


Tô Hội
Ý kiến của bạn