Đề xuất điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh sau khi tăng lương cơ sở thế nào?

12-07-2023 17:13 | Y tế

SKĐS - Bộ Y tế đề xuất từ ngày 1/7, việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh được thực hiện theo sự thay đổi mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng.

Bảo đảm quyền lợi của người bệnh khi thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ khám, chữa bệnh Bảo đảm quyền lợi của người bệnh khi thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ khám, chữa bệnh

SKĐS - Lộ trình thực hiện giá dịch vụ khám, chữa bệnh là xu hướng tất yếu để tạo minh bạch, công bằng trong vận hành lĩnh vực y tế theo cơ chế thị trường; đồng thời phải bảo đảm quyền lợi cho người bệnh, nhất là đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Không ảnh hưởng đến các đối tượng chính sách xã hội được BHYT thanh toán 100%

Theo văn bản của Bộ Y tế phản hồi về ý kiến của các bộ ngành đối với lộ trình thực hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng đối với đề xuất điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng theo phương án dựa trên cơ sở danh mục kỹ thuật hiện hành, vẫn giữ nguyên cơ cấu giá và định mức đã ban hành và chỉ điều chỉnh tiền lương kết cấu vào giá theo mức lương cơ sở mới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thống nhất với đề xuất của Bộ Y tế; Bộ Tài chính có ý kiến "Về đề xuất từng thời điểm cụ thể để thực hiện lộ trình giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, đề nghị Bộ Y tế căn cứ thẩm quyền định giá, tình hình kinh tế xã hội, tác động đến ngân sách nhà nước, mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ, kế hoạch để thực hiện đề xuất giá cho phù hợp".

Đề xuất điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh sau khi tăng lương cơ bản như thế nào?
  - Ảnh 2.

Bộ Y tế đề xuất từ ngày 1/7, việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh được thực hiện theo sự thay đổi mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng.

Đánh giá về tác động của tăng viện phí theo lương cơ sở, Bộ Y tế phân tích căn cứ số liệu về cơ cấu dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 về kết quả quản lý và sử dụng quỹ BHYT.

  • Theo đó, nếu thực hiện điều chỉnh tiền lương kết cấu vào giá theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng thì tỷ lệ tăng bình quân của giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh là 5%, chi quỹ BHYT tăng khoảng 2.700 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, khi mức lương cơ sở tăng thì nguồn thu quỹ BHYT cũng sẽ tăng do mức đóng của người tham gia BHYT cũng tăng. 
  • Nếu tính chi phí quản lý vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thì tỷ lệ tăng bình quân của giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh là 4%, chi quỹ BHYT tăng khoảng 2.180 tỷ đồng/năm. 

Đối với tác động đến chỉ số CPI - chỉ số giá tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết căn cứ ý kiến của Bộ Kế hoạch Đầu tư tại công văn 4124 ngày 1/6 "theo ước tính của Tổng Cục thống kê, nếu giá dịch vụ y tế tăng 10% sẽ tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng chung tăng 0,41 điểm phần trăm". Nếu tính cả chi phí tiền lương theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng và chi phí quản lý vào giá thì giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng bình quân là 9%. Như vậy, dự kiến tác động tăng chỉ số giá tiêu dùng chung dưới 0,41 điểm phần trăm. 

Về khả năng cân đối quỹ BHYT, theo Bộ Y tế, so sánh chênh lệch thu chi của quỹ BHYT hằng năm (năm 2021 dư 14.368 tỷ đồng) cho thấy nếu điều chỉnh tiền lương theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng và tính chi phí quản lý vào giá khám bệnh chữa bệnh thì quỹ BHYT vẫn đủ khả năng cân đối. 

Về tác động với người tham gia BHYT, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội được BHYT thanh toán 100% nên không bị ảnh hưởng.

Các đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% thì với tỷ lệ tăng bình quân giá khám bệnh chữa bệnh khi điều chỉnh tiền lương theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng là 5%. Khi tính chi phí quản lý là 4% thì phần đồng chi trả tăng thêm không nhiều và có khả năng chi trả vì thu nhập của các đối tượng cũng được tăng theo tiền lương cơ sở.

Chi phí quản lý là một trong 4 yếu tố cấu thành giá 

Đối với ý kiến Bộ Kế hoạch Đầu tư đề nghị Bộ Y tế làm rõ nội dung về dự kiến tháng 8/2023 sẽ hoàn thiện và đề xuất phương án tính chi phí quản lý vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhưng dự kiến Quý III/2024 mới báo cáo Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện, Bộ Y tế có ý kiến như sau: Chi phí quản lý là một trong 4 yếu tố cấu thành giá (chi phí trực tiếp, chi phí tiền lương, chi phí quản lý và chi phí khấu hao trang thiết bị và cơ sở vật chất). 

Hiện nay, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính 02 yếu tố là chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương. Bộ Y tế dự kiến tháng 8/2023 hoàn thành khảo sát và đề xuất phương án tính chi phí quản lý vào giá. Tuy nhiên, dự kiến tháng 12/2023 mới hoàn thiện việc sắp xếp danh mục kỹ thuật (hiện tại ban hành được khoảng 2000/18.000 danh mục kỹ thuật) và thực hiện khảo sát xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật theo danh mục kỹ thuật mới được ban hành. 

Việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và phương án giá dịch vụ từ 3-6 tháng. Vì vậy, căn cứ tiến độ thực hiện nhiệm vụ sắp xếp lại danh mục dịch vụ, khảo sát và xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, Bộ Y tế dự kiến Quý III/2024 hoàn thiện và đề xuất thực hiện giá khám bệnh chữa bệnh tính tiếp chi phí quản lý.

Giá khám chữa bệnh theo yêu cầu của các bệnh viện thế nào?Giá khám chữa bệnh theo yêu cầu của các bệnh viện thế nào?

SKĐS - Cùng với làm tốt khám chữa bệnh thông thường, khi các bệnh viện công thực hiện khám chữa bệnh theo yêu cầu tốt, một bộ phận người dân không phải ra nước ngoài khám chữa bệnh, như vậy sẽ tiết kiệm được nguồn lực cho người dân, đất nước...

Thái Bình
Ý kiến của bạn