Trong giai đoạn này, cần bổ sung các thức ăn có nhiều protein chất lượng cao, nhiều nhiệt lượng, vitamin, giàu giá trị dinh dưỡng. Ăn các loại thịt, cá, sữa, trứng, rau và hoa quả tươi.
Nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn hồi phục bỏng: Năng lượng: từ 3.300 - 3.500kcal; Protein (g): 170 - 180kcalo (20 - 25% tổng năng lượng); Lipid (g): 100 - 110kcalo (20 - 30% tổng năng lượng); Glucid (g): 450 - 500kcalo; Số bữa ăn: 6 - 7 bữa/ngày.
Ngoài chế độ dinh dưỡng như trên, bệnh nhân bỏng cần chú ý uống nhiều nước hàng ngày. Nếu uống ít nước, vùng da bị bỏng có xu hướng bị khô, mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Trường hợp ăn uống kém, có thể uống thêm sữa cao năng lượng 2 - 3 ly mỗi ngày để cung cấp thêm năng lượng cũng như các dưỡng chất cần thiết giúp mau lành vết bỏng. Người bệnh cũng nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc vì vùng da tổn thương sẽ tự hồi phục khi ngủ.
Chú ý: Nên tránh các món bánh kẹo, thịt xông khói vì các món này gây hao hụt vitamin và chất khoáng đang cần được tích lũy cho phản ứng tái tạo mô mềm. Cũng nên hạn chế rượu bia, cà phê vì không chỉ gây hao hụt vitamin, chất khoáng mà còn dẫn đến rối loạn nước và chất điện giải trong khi vết bỏng đang rất cần nước.
BS. Trần Anh Ngọc