Hà Nội

Đề thi và gợi ý đáp án môn Ngữ văn kỳ thi THPTQG 2016

02-07-2016 10:27 | Thời sự
google news

SKĐS - Với nội dung khá hay và câu hỏi mở về dũng khí, sự hèn nhát, nhiều thí sinh thở phào hoàn thành khá tốt môn Ngữ văn kỳ thi THPTQG 2016 và rời phòng thi từ khá sớm.

Đề thi môn Ngữ văn - kỳ thi THPTQG 2016

Dưới đây là GỢI Ý ĐÁP ÁN môn Ngữ văn (do tổ giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI thực hiện).

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4.

1. Ở khổ 1, sự mượt mà và tinh tế của Tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ sau: như lụa; mềm mại như tơ; óng tre ngà

2. Trong khổ 2 và 3, hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng là so sánh (tiếng tha thiết nói thường nghe như hát) và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối)

3. Nội dung chính của đoạn trích là những phát hiện sâu sắc mới mẻ, độc đáo của tác giả về đặc điểm và khả năng biểu đạt của Tiếng Việt: tiếng nói có trước, chữ viết có sau, tiếng Việt giàu thanh điệu và giàu nhạc tính, có khả năng gợi hình và biểu cảm cao, vừa cứng cáp, bình dị, vừa mềm mại, uyển chuyển. Tác giả cũng bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý, tự hào về ngôn ngữ và tiếng nói của dân tộc.

4. Thí sinh có thể trình bày cảm nghĩ của mình về Tiếng Việt theo gợi ý sau:

- Tiếng việt không chỉ là công cụ giao tiếp phổ biến hàng ngày của người Việt mà còn là một phần bản sắc văn hóa của dân tộc.

- Mỗi người dân Việt đều hãnh diện về tiêng nói của mình, đều cần ra sức làm phong phú khả năng diễn tả của tiếng việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu từ 5 đến 8

5. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

6. “Giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng”.

7. Lí do: khi không thoát ra khỏi tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, mỗi người sẽ chỉ sống trong cái tôi cá nhân ích kỉ, nhỏ bé của mình. Sự tồn tại như thế không có ý nghĩa gì đối với bản thân cũng như đối với cộng đồng nên đó là cuộc sống vô giá trị và không có gì đáng thèm muốn.

8. Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình theo gợi ý sau:

Cuộc sống của những con người thoát ra khỏi cái tuyệt đối cá nhân là cuộc sống của những người cao quý, biết gắn bó với cộng đồng, biết cống hiến vì cuộc sống chung của cộng đồng, nhân dân và đất nước. Chỉ khi biết sống cống hiến, sống vì người khác thì cuộc sống của mỗi cá nhân mới trở nên có giá trị, có ý nghĩa và là cuộc sống cao đẹp.

(Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình! – Tố Hữu)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xácđịnh đúng vấn đề cần nghị luận

Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình.

* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động

* Từ việc giải thích khái niệm hèn nhát và dũng khí, thí sinh nêu khái quát nội dung ý kiến.

Hèn nhát là tính cách của con người khi không đủ sức mạnh tinh thần.

Dũng khí là phẩm chất, tính cách của con người có đầy đủ sức mạnh tinh thần để đối diện với những khó khăn.

* Bàn luận:

- Hèn nhát khiến con người không đủ sống là chính mình với những mong muốn, khát vọng và xúc cảm, luôn sống, hành động thậm chí xúc cảm…theo sự chi phối, tác động của những đối tượng bên ngoài. Đó là lí do khiến họ tự đánh mất mình.

- Ngược lại, khi con người có dũng khí, đủ sức mạnh tinh thần khi đối diện với những đối tượng bên ngoài thì họ sẽ thoát khỏi sự tác động, chi phối và sự đe dọa để được sống, suy nghĩ, hành động theo ý mình. Lúc đó, họ mới có thể là chính mình.

- Dũng khí của con người cần kết hợp với trí tuệ trên nền tảng nhân văn để có thể đi được đúng hướng và đạt hiệu quả cao nhất.

Biểu hiện trong cuộc sống:

=> Bài học nhận thức và hành động : Rút ra bài học phù hợp cho bản thân.

* Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2 (4,0 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm

- Khẳng định thành công nổi bật của tác phẩm là ở việc xây dựng tình huống truyện - Trích dẫn ý kiến

2. Thân bài

a. Giải thích ý kiến

- Tình huống truyện: Hoàn cảnh có vấn đề, thông qua hoàn cảnh đó các nhân vật được bộc lộ tính cách, thân phận…

- Tình huống bất thường: Là tình huống trái khoáy, éo le, trái với quy luật thông thường của đời sống, ngược với cách cảm, cách nghĩ thông thường của con người…

- Khát vọng bình thường và chính đáng: Là khát vọng bình dị, giản đơn, muôn đời mà con người ai cũng có và cần có. Đó là khát vọng được sống, được hạnh phúc, được yêu thương…

b. Bàn luận ý kiến

* Truyện “Vợ nhặt” đã xây dựng được tình huống bất thường

- Khái quát về tình huống “nhặt vợ” của Tràng - Phân tích, chứng minh tính bất thường của tình huống:

Việc dựng vợ gả chồng là việc thiêng liêng, không ai lại đi “nhặt” vợ - là một việc làm thờ ơ, ngẫu nhiên, không chủ tâm.

Việc “nhặt” vợ đó diễn ra giữa những đói khát, tăm tối

Người “nhặt” vợ là một anh chàng xấu xí, nghèo, dân ngụ cư, dở tính…

* Tình huống đó đã nói lên những khát vọng bình thương mà chính đáng

- Thông qua tình huống ta thấy được khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người mà cụ thể là ở Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ

Thị theo không Tràng trước hết là để được có chỗ nương tựa, vượt qua những ngày đói, nhưng đó chỉ là động cơ bên ngoài. Cái chủ yếu, thôi thúc bên trong phải là khát khao hạnh phúc, khát khao về một mái ấm…(vì thế thị đã thay đổi sau khi nhận lời Tràng)

Hành động nhặt vợ của Tràng tưởng chừng là hành động liều lĩnh nhưng thực chất nó cũng xuất phát từ khát vọng muốn được cưu mang, muốn có một mái ấm…

Cũng thông qua tình huống truyện, người đọc hiểu thêm về tấm lòng của bà cụ Tứ - người mẹ nghèo. Đó là lòng thương con, là khát khao, mong muốn cuộc đời của các con sẽ đỡ khổ..

* Đánh giá

- Ý kiến đã đánh giá đúng ý nghĩa của tình huống nói riêng và giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm nói chung.

- Thông qua tình huống, ta cảm nhận được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm đồng thời nó cũng thể hiện được tình cảm thương yêu, niềm tin, sự cảm thông của tác giả dành cho những con người nghèo khổ.

3. Kết bài : Khẳng định lại vấn đề


Ý kiến của bạn