Hà Nội

Để thi đỗ Đại Học: Không chỉ cần Kiến thức!

16-06-2014 09:59 | Y học 360
google news

Để thi đỗ Đại Học, các sĩ tử cần chuẩn bị lượng kiến thức đầy đủ là điều đương nhiên, nhưng chưa đủ. Nhiều bạn học giỏi nhưng vẫn trượt chỉ vì vấn đề Tâm lý hay Sức khỏe…

Để thi đỗ Đại Học, các sĩ tử cần chuẩn bị lượng kiến thức đầy đủ là điều đương nhiên, nhưng chưa đủ. Nhiều bạn học giỏi nhưng vẫn trượt chỉ vì vấn đề Tâm lý hay Sức khỏe…

Tâm lý vững khi kiến thức được sơ đồ hóa

Đối với hầu hết các sĩ tử và gia đình, thi vào Đại Học chính là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời. Chính vì thế, nhiều sĩ tử bị tâm lý nặng nề, với sức ép bắt nguồn từ kỳ vọng của bố mẹ và ‘cái tôi’ của chính các em muốn khẳng định với bạn bè, nỗi lo cho tương lai phía trước.

Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, cha mẹ nào cũng  mong con thi đỗ vào Đại học nhưng đó không phải là “cánh cửa” duy nhất của cuộc đời. Vì vậy, cha mẹ không nên buộc con phải thi đỗ Đại học bằng mọi giá. Suy nghĩ đó sẽ gây áp lực rất lớn làm cho con lo sợ, ảnh hưởng đến tâm lý, tác động trực tiếp đến hiệu quả làm bài thi.

Chuyên gia Trịnh Trung Hòa tư vấn, cha mẹ nên tạo cho con một không gian yên tĩnh, biệt lập, giúp con tập trung học tốt hơn, không ép con học quá nhiều, học ngày học đêm. Khuyên con sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý chính là giúp con học và làm bài hiệu quả hơn. Khi thấy con có biểu hiện chán chường, bi quan, hãy động viên con học dần dần thay vì mắng nhiếc, dọa nạt.

Thiếu ngủ và ngủ không đủ giấc cũng ảnh hưởng đến sự minh mẫn của các sĩ tử.

Với các sĩ tử, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa chia sẻ: “Trước khi đi thi, các em cần sắp xếp lại một cách khoa học toàn bộ kiến thức đã học, giống như cái tủ có từng ngăn chứ không phải là một mớ kiến thức lộn xộn, rối như mớ bòng bong.

Chỉ khi nào các em cảm thấy kiến thức của mình đã được sắp xếp một cách ngăn nắp có trật tự thì mới bình tĩnh tự tin. Nếu đầu óc lộn xộn, không nhớ cái gì trước, cái gì sau sẽ gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng, không thể làm bài tốt.

Phương pháp sơ đồ hoá giúp các em phác họa ra 3 khối kiến thức của 3 môn thi. Mỗi môn cần hệ thống lại đã học những phần nào rồi? Nhờ đó,  phát hiện những lỗ hổng kiến thức lớn bị bỏ quên để ôn tập”.

Sức khỏe đóng vai trò quyết định

Thời gian ôn tập trước thi Đại học bao giờ cũng là giai đoạn cam go nhất và đóng góp nhiều phần quyết định thành công trong thi cử. Thời gian thường còn ít nhưng biển kiến thức bao la cần hệ thống và ghi nhớ thì lại rất nhiều.

Vì vậy, việc ép trí não phải làm việc với cường độ cao, quá sức dễ gây mệt mỏi, đau đầu, hoặc cảm giác trơ lỳ không chịu làm việc của não.

Từ đó, có thể dẫn đến hậu quả là các em ngồi học nhiều nhưng không đạt hiệu quả cao. Thậm chí, một số trường hợp cơ thể suy sụp, ốm nặng do căng thẳng khiến hệ miễn dịch bị yếu đi.

Theo Tiến sỹ - Bác sỹ Phan Bích Nga, Phó giám đốc Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để khắc phục tình trạng này, phụ huynh cần thu xếp thời gian cho các cháu được ngủ đủ giấc. Tối thiểu cần 7-8 tiếng/ngày để trí óc được nghỉ ngơi đủ, không nên thức quá khuya vì có thể gây các rối loạn chuyển hóa. Nếu cần thì nên dậy sớm hơn là thức khuya.

Cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của sĩ tử nhất là trong giai đoạn "nước rút".

Về chế độ dinh dưỡng, Tiến sỹ - Bác sỹ Phan Bích Nga tư vấn, trung bình học sinh nam cần 2700-3000 calo/ngày. Học sinh nữ cần 2300-2500 calo/ngày.

Các sĩ tử cần ăn đủ 3 bữa chính/ngày và 2-3 bữa phụ, cung cấp cho cơ thể một lượng cần thiết các dưỡng chất quan trọng là đạm, đường, béo và vitamin, khoáng chất.  Cha mẹ cần bồi bổ cho trí não của con thông qua những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm, chất béo lành mạnh và các axit amin.

Bên cạnh những thực phẩm thông thường thì các thực phẩm chứa thành phần L-Carnitine rất quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng cho tế báo não và nhiều cơ quan trong cơ thể như cơ, tim, gan và các tế bào miễn dịch. Bời vì, dù cơ thể nạp vào nhiều thức ăn nhưng “nhà máy chuyển hóa” không vận hành tối ưu thì năng lượng cho não bộ và thể chất vẫn thiếu hụt.

L-Carnitine có sẵn trong thực phẩm hàng ngày như: thịt, cá, sữa… Tuy nhiên, giai đoạn não và cơ thể cần rất nhiều năng lượng để học thi và làm việc tăng cường thì thực phẩm hàng ngày khó có thể đáp ứng lượng L-carnitine cần thiết. 

 


Ý kiến của bạn