Hà Nội

Đẻ rơi con nặng 4,3 kg trên ô tô đang chạy!

20-07-2013 16:02 | Thời sự
google news

Có lẽ chị Nguyễn Thu Huyền (giáo viên trường tiểu học Tân Mai, Hà Nội) không thể ngờ rằng, chỉ cách bệnh viện có mấy cây số, nhà lại có ô tô mà cuối cùng lại đẻ rơi trên đường.

Có lẽ chị Nguyễn Thu Huyền (giáo viên trường tiểu học Tân Mai,

Hà Nội) không thể ngờ rằng, chỉ cách bệnh viện có mấy cây số, nhà

lại có ô tô mà cuối cùng lại đẻ rơi trên đường.

Không những thế, chị lại chuyển dạ trên một chiếc xe đang chạy. Còn các bác sĩ tại Khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng kinh ngạc khi sản phụ vào đến viện với đứa con vừa sinh dọc đường mà nặng đến 4,3 kg, không có sự hỗ trợ nào của nhân viên y tế.
 
Tình huống bất ngờ

Dù sự việc này đã trôi qua được hơn một năm nhưng nó vẫn in rõ trong tâm trí của chị Nguyễn Thu Huyền. Chị nhớ lại câu chuyện xảy ra vào đêm 7/3/2012, lúc chị đang mang thai được đúng 38 tuần 5 ngày. Đêm đó, khi chuẩn bị đi ngủ, chị chợt thấy cơn đau lạ và những cơn co thắt ở bụng, lưng, phần bụng dưới thì giống như chân đứa bé đạp vào rất khó chịu. Lúc đầu chị không không để ý lắm vì đây là biểu hiện bình thường của người đang mang thai. Tuy nhiên, bình thường  những cơn đau nhẹ như vậy chỉ thỉnh thoảng diễn ra một lần nhưng giờ nó diễn ra liên tục. Linh cảm đứa con có thể ra sớm hơn dự kiến của bác sĩ nên chị vội thông báo với mẹ đẻ và chồng chuẩn bị đồ vào bệnh viện.

Chị Huyền nhớ lại: “Khi được em thông báo cả mẹ và chồng em đều sững người vì theo lịch dự sinh thì còn những 2 tuần nữa. Hơn nữa, cả ngày chẳng thấy biểu hiện gì, vừa nói cái là giục vào viện luôn”. Nhà có sẵn ô tô nên mọi việc chuẩn bị cũng khá nhanh chóng. Chồng chị Huyền tự tay lái xe chở vợ và mẹ vợ đi bệnh viện. Chị Huyền nhớ rõ xe ra khỏi nhà vào đúng  23h30 phút. “Xe vừa mới đi được khoảng 5 phút thì những cơn đau càng ngày càng tăng, em đã lo sợ chuyện sẽ đẻ rơi trên đường. Lúc ấy em vừa xoa bụng cho đỡ đau và chẳng biết làm gì hơn nên nói với đứa con đang nằm trong bụng “nếu con muốn ra đời sớm hơn dự định thì cũng cố đợi mẹ lên đến viện đã nhé”. Vậy nhưng ngay sau đó em cảm nhận những cơn đau liên tục nên nói với mẹ em đang ngồi bên là sắp sinh để mẹ biết và giúp đỡ”.
 
Đẻ rơi con nặng 4,3 kg trên ô tô đang chạy! 1

Ba mẹ con chị Huyền. Ảnh: BP


“Lúc đó em vẫn nhớ là mẹ em rất lo lắng nên liên tục giục chồng em: “Con cố gắng lái nhanh vì Huyền đã có dấu hiệu sinh rất rõ ràng rồi”. Xe đến gần cầu vượt Ngã Tư Vọng, tức là còn cách bệnh viện mà tôi đăng ký sinh khoảng 3 km (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) thì em cảm thấy thằng bé sắp chui ra rồi nên chỉ biết kêu lên với mẹ là: “Mẹ ơi con không chịu được nữa”. Mẹ em cố gắng bình tĩnh nói: “Mẹ cũng nhìn thấy đầu đứa bé rồi. Con cố gắng đừng nói để lấy hơi rặn đứa bé ra đi”.  Nghe mẹ bảo thế, em  cũng lắm. Nếu đẻ con trên ô tô thì đứa bé sẽ không được vệ sinh sạch sẽ, nguy cơ bị bệnh đường hô hấp sẽ cao. Em cũng sẽ gặp nguy hiểm bởi vì đi khám định kỳ bác sĩ dự kiến con trai em sẽ nặng khoảng 4,2 kg lúc sinh. Nhà em có “truyền thống” sinh con to, chị gái em còn sinh một đứa nặng đến 4,6kg. Nhưng chị ấy sinh trong bệnh viện còn em thì lại đang ở trên xe ô tô đang chạy. Tuy nhiên, lúc đó em vẫn đủ tỉnh táo để nghĩ rằng đã đến nước này mà mình không cố rặn để con ra thì càng nguy hiểm cho con hơn. Nghĩ vậy nên em quyết tâm, mím chặt môi, hít thở thật sâu, rồi lấy hết sức bình sinh, rặn một hơi thật mạnh…”.
 
Hơi rặn đẻ… kỷ lục!

Sau cú rặn đó, bé trai nặng 4,3 kg chào đời và được bà ngoại đỡ ngay. Chị Huyền kể: “Ngay khi bế được cháu, mẹ em liền tét nhẹ vào mông khiến cu cậu khóc vài tiếng. Chưa kịp lục đồ nên mẹ em vội lấy áo của bố nó để ủ ấm. Thấy con khóc thì em cũng an tâm phần nào nhưng mệt quá nên cũng cứ đành nằm yên, mọi việc để mẹ em giải quyết”. Anh Tạ Xuân Toàn, chồng chị Huyền thêm vào: “Lúc đó tôi đang lái xe, không dám ngoảng lại. Khi nghe tiếng khóc của con, tôi vội nhìn đồng hồ thì thấy đúng 11h50 phút. Nghĩa là, vợ tôi chuyển dạ khoảng hơn 30 phút thì sinh. Và từ lúc ra khỏi nhà cho đến lúc sinh khoảng 25 phút. Đó cũng là 25 phút đứng tim của tôi”.

Rồi anh Toàn kể tiếp: “Lúc đó, gần như tôi không nghĩ được điều gì ngoài việc tự nhắc mình cố gắng lái xe cho thật nhanh để đưa 2 mẹ con đến viện. Nhưng khi cô ấy bắt đầu kêu đau liên tục và có biểu hiện chuẩn bị sinh thì tôi không như lái xe đi trên mây. Nhưng rồi không hiểu sao khi vừa đi qua ngã tư Đại Cồ Việt, trực chỉ lên bệnh viện Viện C - nơi vợ tôi đăng ký sinh thì tôi chợt nhớ vừa đi qua Bệnh viện Bạch Mai. Tôi vội vàng quay xe lại để đưa hai mẹ con vào cấp cứu ở đấy cho gần. Vừa đến nơi tôi vội kêu cấp cứu ầm lên. Các bác sĩ xuống tận ô tô xem xét và cắt dây rốn luôn ở đó,  sau đó mới đưa người vợ tôi lên khoa sản cấp cứu, còn thằng cu được chuyển phòng sơ sinh”. Huyền tiếp lời: “Lúc ấy em biết con đã an toàn nhưng vẫn hơi lo cho mình, cảm thấy rất mệt. Sau khi khám xong, các bác sĩ nói em bị rách cổ tử cung phải khâu đến 27 mũi. Em nghe xong mà cũng thấy khiếp, thật may là chồng em nhanh trí đưa em vào luôn Bệnh viện Bạch Mai nên được cầm máu kịp thời”.

Bác sĩ Phạm Thị Vạn Xuân (Khoa sản, Bệnh viện Bạch Mai), người trực tiếp cấp cứu cho Nguyễn Thu Huyền vào rạng sáng ngày 8/3/2012 nhớ lại: “Khi tiếp nhận trường hợp này, tôi thấy huyết áp của sản phụ khá ổn định nhưng mạch đập rất nhanh, lên đến 120 lần/phút, biểu hiện của tình trạng mất máu nặng”. Cầm bệnh án của Huyền trên tay, bác sĩ Xuân kể tiếp: “Vì đây là ca đẻ rơi nên chúng tôi không kiểm soát được quá trình sinh, trong khi đứa bé lại lớn nên nguyên tắc khi cấp cứu là phải kiểm tra kỹ càng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Nói chung sản phụ này cũng may mắn vì đẻ rơi, con lớn như vậy nhưng chưa bị rách cơ vòng hậu môn. Nếu rách  thì điều trị sẽ rất phức tạp và mức độ phục hồi không thể tiên đoán được”. Bác sĩ Xuân cho biết thêm, với trường hợp này, rất may sản phụ còn rặn được con ra, nếu không rặn bé ra được trong khi thai nhi cứ muốn ra, tử cung co bóp mạnh sẽ gây suy thai và vỡ tử cung, nguy cơ ảnh hướng đến tính mạng của hai mẹ con rất cao.

Bác sĩ Xuân chia sẻ: “Gần 20 năm làm nghề, quả thực tôi chưa gặp ca đẻ rơi nào mà con nặng như vậy. Bình thường, khi thai nhi nặng đến 4 kg thì tiên lượng đẻ thường được rất ít”. Chị Huyền cũng cho biết thêm, đứa con đầu lòng chỉ nặng 3,5 kg mà chị chuyển dạ trong vòng 5 tiếng, phải dùng thuốc kích thích mới sinh bé ra được. Việc sinh đứa con thứ hai trên xe nặng tới 4,3 kg mà cả hai mẹ tròn con vuông đúng là cực kỳ may mắn.

Theo Gia đình & Xã hội

Ý kiến của bạn