Rạn da khi mang thai chẳng trừ ai
Gặp chị Lê Hà, Nam Từ Liêm, Hà Nội thời kỳ đang bầu bí, chẳng ai nghĩ chị có thể bị rạn da, trong gia đình chị chưa có ai bị rạn lúc mang bầu, hơn thế nữa chị Hà bầu bí nhỏ, tăng cân không đáng kể, khoảng 7kg suốt thời kỳ này. Đặc biệt, làn da nâu của chị vẫn được các chuyên gia khẳng định là làn da khỏe.
Cứ nghĩ rằng, rạn da ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện ở tháng cuối của thai kỳ là tháng thứ 7 trở đi, khi mà em bé phát triển nhanh, mẹ tăng cân nhiều. Ấy thế mà, khi mới được 4 tháng, chị Hà đã phát hiện biểu hiện lạ trên da bụng. Ban đầu là ngứa ngáy khó chịu thì cứ nghĩ là do vệ sinh chưa sạch sẽ, sau thấy trên da xuất hiện đốm sáng khác màu với vùng da khác,
Chị Lê Hà là một trong số 90% chị em phụ nữ mang thai gặp phải hiện tượng rạn da này, gây mất tự tin, mặc cảm bởi các vết rạn trên cơ thể mình.Không những thế, chị Hà còn bị rạn từ rất sớm, khi thai nhi mới đc 8 tuần tuổi.
Rạn da là điều mà gần như bất kỳ chị em phụ nữ nào khi mang thai cũng gặp phải. Thầy thuốc ưu tú, BS Nguyễn Hồng Hải, Nguyên PGĐ Bệnh viện Đông y Hòa Bình giải thích, sở dĩ có tình trạng rạn da ở chị em là trong quá trình mang thai, tăng cân là điều phụ nữ nào cũng có, tăng ít hay tăng nhiều tùy thuộc vào mỗi người. Khi tăng cân như vậy, cơ thể không thích ứng kịp, làn da của chúng ta không có sức đề kháng, sự chuẩn bị sức đàn hồi sẽ không chịu đựng được sự giãn căng, các sợi collagen trên bề mặt da bị đứt gãy, nên gây tình trạng rạn da.
Nhiều nhất là rạn da vùng bụng, bởi đây là khu vực phải chịu sự căng giãn nhiều nhất bởi là nơi ngự trị của em bé, ngoài ra còn có vùng mông, đùi hoặc ngực.
Ngăn ngừa, điều trị rạn da khi mang bầu “an toàn với con là trên hết”
Bước vào tháng thứ 4 thì phát hiện dấu hiệu của rạn da, chị Hà rất lo lắng, cũng lùng tìm các phương cách đông tây y, từ cổ chí kim cách khắc rạn da như thế nào, nhưng như nhiều chị em phụ nữ phàn nàn mặc dù đã sử dụng nhiều sản phẩm ngừa rạn da đắt tiền, nhưng tới những tháng cuối thai kỳ vẫn bị rạn.
Hơn nữa, bản năng của một người mẹ khiến chị Hà lúc nào cũng lo lắng không biết những sản phẩm mình dùng ngăn ngừa và trị rạn da này có ảnh hưởng gì tới con không, và tâm lý muôn thuở của mẹ bầu bị rạn da là “mẹ có thể rạn da, nhưng an toàn cho con nhất định không thể đành đổi”.
Chấp nhận chịu rạn da vì sợ ảnh hưởng tới con, nhưng chị Hà vẫn cứ lăn tăn và bị ám ảnh mãi bởi vết rạn bắt đầu hình thành trên bụng và ngực của mình. Giữa lúc đang hoang mang như vậy, chị Hà được giới thiệu dùng một loại dược mỹ phẩm ngăn ngừa hình thành, khắc phục tình trạng rạn da ở bà bầu ngay từ tuần thứ 8 thai kỳ.
Mặc dù đọc thấy thành phần trong kem trị rạn của Châu Âu này hoàn toàn từ thiên nhiên lại trồng theo phương pháp hữu cơ giúp tái tạo các mô chẳng hạn như tinh dầu hạt bơ, …, tinh chất cây rau má giúp tăng cường, thúc đẩy sản xuất ra hoặc khôi phục các sợi collagen, các sợi đàn hồi trên da, bơ hạt mỡ cung cấp rất nhiều dưỡng chất tự nhiên, tăng cường lão hóa trên da. Tuy vậy, chị Hà vẫn chưa dám thử cho đến khi biết chị bạn của mình vừa sinh con xong đã trải nghiệm dùng.
Chị Hà bị thuyết phục ngay với cảm giác hiệu quả, an toàn ngay từ lần đầu tiếp xúc sản phẩm đó là không màu, không mùi thơm, bôi lên vùng da bị rạn thì khô ngay sau chưa đầy 20 giây, chẳng nhờn dính như một số kem trị rạn chị vẫn thấy hoặc dính khó chịu như mấy loại tinh dầu handmade. Rồi sau đấy, cảm giác ngứa trên da do rạn lập tức dịu hẳn đi, hai tuần sau khi dùng tích cực, chị Hà không giấu nổi sự hài lòng khi soi gương vùng da bụng có dấu hiệu rạn trước đó đã biến mất.
BS. Nguyễn Hồng Hải cho biết, đương nhiên rạn da không phải 100% phụ nữ mang thai và sau sinh đều bị, nó tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đối với nhiều chị em, tình trạng rạn da gần như không xảy ra với họ một phần do cơ địa của họ tốt, thích ứng được với sự căng giãn của thai kỳ, bên cạnh đó chắc chắn họ phải thực hiện một chế độ ăn tốt là cân đối đủ 4 nhóm, giữ cân nặng trong trạng thái kiểm soát, và đặc biệt là sử dụng kem ngăn ngừa, chống rạn da trước khi chuẩn bị mang thai, trong những tháng sớm đầu thai kỳ. Nên nếu rạn da xảy ra thì mức độ sẽ nhẹ đi. Thậm chí có những người không bị rạn da, bởi nhờ sự chăm sóc tốt cho các sợi collagen, các sợi đàn hồi trên da đủ dẻo dai, khỏe để đáp ứng với độ căng giãn của da ngay cả khi mang thai ở những tháng cuối.
Không nằm trong số phần trăm ít ỏi chị em mang bầu không bị rạn da, nhưng chị Hà lại nằm trong nhóm phụ nữ mang thai bị rạn mà phát hiện và có biện pháp can thiệp từ sớm, và trên tất cả là “gặp thầy gặp thuốc”, nhờ đó giúp cho hành trình trị rạn da khi mang bầu của chị trở nên thảnh thơi hơn ai hết.
Xem lại chương trình tư vấn: Cách phòng và điều trị rạn da ở phụ nữ mang thai và sau sinh trên kênh VTV2 Đài truyền hình Việt Nam tại:
Để được bác sĩ trực tiếp tư vấn, hãy gửi câu hỏi về hòm thư khoedep@bacsituvan.vn hoặc gọi tới tổng đài 1900.1259 để được tư vấn (miễn phí).