Ngoài khám sức khỏe định kỳ hàng năm thì nhận biết thông qua triệu chứng polyp đại tràng cũng giúp người bệnh dễ dàng điều trị hơn.
Ai dễ mắc polype đại tràng?
Polyp đại tràng có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: người từ 50 tuổi trở lên; những người đã từ có khối u; tiểu sử gia đình mắc polype; thành viên trong gia đình bị các bệnh ung thư về đường ruột; tiểu sử bản thân từng mắc ung thư buồng trứng hoặc cổ tử cung; người có chế độ ăn uống không lành mạnh, chứa nhiều chất béo; mắc các bệnh liên quan đến áp lực, căng thẳng; lười vận động; sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Polype đại tràng có thể là nguy hiểm nếu gây ra các vấn đề sức khỏe. Nội soi đại tràng là biện pháp phát hiện polype và có thể thực hiện cắt bỏ ngay trong quá trình nội soi.
Hình ảnh polype đại trực tràng.
Triệu chứng polype đại trực tràng
Khi ở giai đoạn mới khởi phát, hầu hết người bệnh không có triệu chứng. Chỉ đến khi polype lớn và dài mới biểu hiện rõ nét ra các dấu hiệu như:
Chảy máu hậu môn. Quan sát quần lót hay giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện thấy máu là triệu chứng thường thấy của polype đại tràng.
Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn 1 tuần mà không tìm ra nguyên nhân.
Phân có lẫn máu, máu làm phân đen hoặc hiển thị các vệt màu đỏ trong phân.
Các loại polype đại tràng khác nhau như thế nào?
Có hai loại polype đại tràng phổ biến: polype tăng sản và u tuyến. Các polyp tăng sản không có nguy cơ bị ung thư. Các polype u tuyến được cho là tiền thân cho hầu hết bệnh ung thư đại tràng, mặc dù cơ bản các u tuyến không phải bao giờ cũng trở thành ung thư. Kiểm tra mô học dưới kính hiển vi là cách tốt nhất để phân biệt giữa polype tăng sản và polype tuyến, mặc dù không phải để xem các polype u tuyến sẽ trở thành ung thư hay không. Các khối polype lớn có nhiều khả năng trở thành ung thư và một số những cái với kích thước rất lớn (hơn 2cm) đã có thể có những vùng nhỏ bị ung thư hóa. Vì không thể chắc chắn tất cả các phần của polype đều là lành tính, do đó các bác sĩ thường khuyên nên loại bỏ tất cả các khối polype được tìm thấy trong quá trình nội soi đại tràng.
Điều trị thế nào?
Hầu hết các khối polype được tìm thấy trong khi nội soi đại tràng đều có thể được cắt loại bỏ hoàn toàn. Kỹ thuật cắt khác nhau với từ kích cỡ, loại polype, đều dùng bằng phương pháp đốt điện:
Nếu polype có cuống dài, bác sĩ sẽ dùng thòng lọng ôm vào cuống polyp rồi cắt.
Nếu polype không cuống sẽ dùng kẹp, kẹp nhấc polype lên rồi cắt điện.
Nếu polype không cuống, tiến hành tiêm nước muối vào chân polype để tạo cuống rồi cắt.
Niêm mạc đại tràng bị đốt cháy nông, cắt bỏ polype không gây cảm giác khó chịu nào hết, bệnh nhân hầu như không có cảm giác gì trong khi bác sĩ cắt polype qua nội soi.
Rủi ro khi cắt polyp?
Cắt polype trong khi nội soi là một thủ thuật ngoại trú, không cần nằm viện, bệnh nhân có thể về ngay sau khi cắt xong. Biến chứng có thể xảy ra bao gồm chảy máu từ chân vết cắt polype, thủng đại tràng (hiếm gặp). Chảy máu từ chỗ cắt polype có thể xảy ra ngay lập tức hoặc vài ngày sau cắt. Khi chảy máu có thể tiến hành cầm máu bằng cách xử lý trong quá trình nội soi đại tràng. Nếu thủng có thể cần phải phẫu thuật.
Nếu khối polype còn nhỏ và toàn bộ đại tràng được nhìn thấy trong khi nội soi, các bác sĩ thường khuyên nên đi nội soi đại tràng 1-3 năm. Nếu nội soi đại tràng không phát hiện được polype nào có thể không cần đi nội soi trong 3 năm.
Để phòng bệnh polype đại trực tràng, cần có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Chú ý ăn đủ lượng canxi, ăn nhiều rau quả, ngũ cốc; hạn chế mỡ và rượu, bỏ thuốc lá; thường xuyên luyện tập thể dục và duy trì cân nặng bình thường. Những người có nguy cơ cao hoặc có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng nên làm xét nghiệm gen và đi khám sàng lọc định kỳ.